Tiểu sử

hoanghaithuy1s.jpgTên thật: Dương Trọng Hải

Ngày sinh: Sinh năm 1933 tại Hà Đông

Bút hiệu khác: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn …

Thân thế: Vào Nam năm 1951, từng trải qua các việc: phóng viên nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới, thư ký sở viện trợ Mỹ. Năm 1977 bị Công An Việt Cộng bắt nhốt 2 năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài thơ, bài viết sầu buồn ra nước ngoài. Tháng 5/1984 bị bắt lần thứ hai cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa, bị án tù 6 năm. Năm 1990 trở về Sàigòn, năm 1994 sang Hoa Kỳ tị nạn, định cư ở Virginia.

Các tác phẩm đã xuất bản trước 1975:

Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Định Mệnh Đã An Bài, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Gái Trọ, Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Như Chuyện Thần Tiên (Scoprion Reef), Điệp Viên 007 (Phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)…

Các tác phẩm đã xuất bản sau 1975:

Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa Hạ Hai Mươi, Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, Dữ Hơn Rắn Độc

Các bài bình luận, phiếm luận:

Mai sau… Nếu có bao giờ, Nhắc chi ngày xưa đó …, Chìm trong lãng quên, Sài Gòn và phụ nữ Việt trong phim Người Mỹ Thầm Lặng, Đọc Chùa Đàn Xem Mê Thảo, Còn gốc mất gốc, Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ…

131 thoughts on “Tiểu sử

  1. Kính chào Ðại huynh Hoàng Hải Thủy!

    Hôm nay nhân đọc bài viết của Ðại huynh trên Take 2 Tango mới biết đường tìm đến trang nhà của Ðại huynh. Nhiều tiết mục hấp dẫn quá! Hồi trước năm 1975, loại độc giả dân chơi cầu ba cẳng tụi tôi rất thích đọc những truyện phóng tác của Ðại huynh. Ði học anh nào cũng kè kè bên mình một quyển truyện phóng tác của Hoàng Hải Thủy!

    Từ sau năm 2000, tôi thường đọc những bài Viết ở Rừng Phong của Ðại huynh với bút hiệu Công Tử Hà Ðông. Ðại huynh là cây cổ thụ, kể những chuyện xưa cho lũ trẻ con tụi tôi nghe để biết thêm. Ví dụ như câu thành ngữ “Ấm ớ hội tề”, nhờ đọc bài viết của Ðại huynh mà tụi tôi biết thêm. Còn nhiều lắm. Ðại huynh kể những chuyện từ thời Pháp, thời đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa cho các thế hệ trẻ nghe để biết thêm về các nhân vật, các sự kiện kịch sử. Ðôi khi có những điều giới trẻ chúng tôi muốn tìm hiểu thì thiếu tài liệu, những người lớn tuổi thì đã khuất , không biết hỏi ai bây giờ!..

    Thấy Ðại huynh có bút hiệu là Văn Kỳ Thanh thì tôi sực nhớ đến câu “Văn kỳ thanh bất biến kỳ hình” Tôi không hiểu ý nghĩa câu này, nếu có thể mong đại huynh vui lòng giải thích giùm. Giới trẻ chúng tôi chỉ biết tiếng Anh, tiếng Pháp ba rọi, còn “nho chùm” thì mù tịt!

    Trang nhà của Ðại huynh rất thú vị, tôi thích tiết mục ban nhạc trẻ CBC của Bích Loan và các bài viết của Ðại huynh.

    Xin kính chào và kính chúc Ðại huynh luôn dồi dào sức khỏe, kể chuyện Bánh xe giang hồ lãng tử cho độc giả nghe vừa học vừa giải trí.

    Trần Thanh

  2. Kính chào Công Tử Hà Đông.
    Đã từ lâu,tôi muốn được liên lạc với Công Tử ,nhưng không có cách gì…Bởi vì tôi là một trong những ngươì ái mộ Công Tử.Tôi có mua được “Viết ở rừng phong”#1 và tôi vẫn thường đọc đi,đọc lại.Nếu Bác có ấn hành #2 làm ơn cho biết ,tôi sẽ mua ngay.
    Hôm nay là 1 ngày may mắn của tôi (chắc chút nữa phải mua số Loto) vì vừa vào trang Take2tango đọc được bài viết mới của Bác,lại vừa biết được Web side của Bác nữa…Đúng là “phước lại trùng lai” hỡ Bác.Kính chú Bác nhiều sức khõe để sáng tác.Kính chào Bác (vì tôi bận đi làm bây giờ).

  3. Kính Quan Bác,

    Tình cờ “chốp” được địa chỉ nhà trời của quan Công-Tử, kẻ hèn này lấy mần…”Sướng rên mé đìu hiu “, bụng bảo dạ: ” Thôi ta cứ ngậm miệng, dựa cột mà thưởng thức… chớ có… thưa thốt, bẩm báo mà mất chổ ké, mà bị … “sọt-ti đờ le” ra gốc me ngồi chơi như hồi bên… Tắc-Kè nhảy Tăng-gô…”

    Số là như dzầy thưa quan Bác… Hồi đó… thấy bài của quan Bác đăng ở bển, già này như kẻ khát trong sa mạc thấy lon coca ướp lạnh, lòng hí hởn như: “gái nạ dòng chớp được trai tơ.”.. bèn đi mấy đường du dương… trước là thăm hỏi, sau là … “Đồng thanh tương ứng” cùng quan Bác… ngờ đâu… mấy Thầy, mấy Cô ở bển… có lẽ đồ rằng… già này chỉ biết hót chớ hổng biết dziết… nên sau đó… cạch mấy bài nói của già, hổng cho đăng “nhựt trình điện” nữa… Thiệt uổng công hót như khứu mà chẳng nên cơm cháo gì ráo trọi…

    Bữa nay, dzô được kho tàng của quan bác… đa…ã… gì đâu…! đọc mút chỉ cà tha… đọc quên ăn, quên ngủ… đọc ngày hổng đủ, tranh thủ đọc đêm… rồi trong cơn “hồ hởi phấn khởi”, bèn rời cột dở trò thưa thốt… Ấy chẳng qua… cũng tại quan Bác dziết bài đọc sướng cái lổ khẩu, chớ hổng phải tại kẻ hèn này đa sự, lắm mồm … hế hế…!

    Dzài dòng “thanh minh thanh nga” cùng quan Bác dzà xin được gởi lời cầu chúc dzạn-an đến cùng gia-quyến./.

    Ps: Nếu hổng có gì trục trặc, thỉnh thoảng cho kẻ hèn này nhào dzô châm dầu đốt đít lũ cọng bú dù cho dzui cữa dzui nhà, thêm phần náo nhiệt địa chỉ nhà trời của quan Bác… xin quan Bác đèn giời soi xét … hế hế …

  4. Kính thưa Đại Ca Hoàng Hải Thủy,

    Tôi là Lê Hoàng Ân, Đ/U LVNCH, nguyên bạn xoa của hai anh ca sĩ Anh Ngoc tại Cư Xá Lữ Gia và Khuất Duy Trác (cùng nằm tù tại Xuân Phước cỡ 3 năm rưỡi) sau khi đi tù về. Nay tôi có chuyện này xin Ông Anh giúp: Ông anh họ nhà tôi là Đỗ Đức Thiện, có nguời Anh tên là Đỗ Đức Thành bút hiệu Mạc Tử (đã thất lạc), muốn xin số điện thoại của Anh để liên lạc với Anh và nhờ tôi liên lạc với Anh. Xin Anh vui lòng cho tôi số điện thoại của Anh nếu tiện qua email của tôi để tôi forward đến cho anh Thiện.

    Xin cám ơn Anh về chuyện này cũng như cám ơn Anh về những chuyện mà Anh viết trên các diễn đàn. đọc thật sướng.

    Xin cám ơn Anh trước và xin chúc Anh thân tâm thường an lạc.

    Lê Hoàng Ân
    email: anhoangle@austin.rr.com

  5. Kính Ông Hoàng Hai Thũy,
    Tôi muốn đoc lại các truyện phóng tác của Ông như ” Như chuyện thần tiên”…Ông có thể cho biết nơi nào còn những sách đó không ?
    Xin cám ơn Ông về những sách Ông đã phóng tác

    Ai Nguyen

  6. Kính gởi : nhà văn Hoàng Hải Thuỷ

    Kính chúc ông sức khoẻ và bình an.

    Là độc giả hâm mộ ông từ thập niên 6 5 đến 75, tôi rất vui khi biết tin về ông và đọc được một số bài viết mới của ông.

    Hy vọng sẽ đọc được nhiều hơn sáng tác mới của ông.

    Kính thư

  7. Kính chào bác Dương Trọng Hải

    Tình cờ cháu đọc trên take2tango thấy bác có viết về dòng họ Hà Thúc của cháu như Hà Thúc Cần,Hà thúc Sinh…và rất tự hào về dòng họ ông cha chú bác của cháu trong quá khứ

    Cháu kính mong bác giúp cháu liên lạc với những người mang dòng họ Hà Thúc hiện tại đang sinh sống ở hải ngoại mà bác biết và liên lạc được, nhằm cho cháu tìm hiểu thêm về dòng họ của mình

    Kính thư

    HÀ THÚC KHÁNH HÒA
    Email: htkhanh.hoa@gmail.com
    cellphone : 08 908 681 968

  8. Thưa nhà văn Hoàng Hải Thuỷ , cháu là người rất hâm mộ nhà văn từ trước 75 . Hôm nay , tình cờ đọc ở trang hungviet , mới biết được website của chú . Kể từ nay , cháu sẽ thường vào đây để đọc những tác phẩm của chú . Kính chúc chú và gia đình mạnh khoẻ an vui .
    Kính .

  9. Kính chú Hoàng Hải Thủy,
    Cháu rất vui mừng vì lúc này chú thường xuyên viết bài mới để đáp ứng lòng ái mộ của độc giả trong và ngoài nước.
    Website của chú bây giờ là tờ “Nhật trình ” không thể thiếu trong gia đinh cháu.
    Mong chú nhận nơi đây lời cám ơn chân thành và kính chúc gia đình chú luôn an khang, hạnh phúc.
    Kính.

  10. Kính thưa bác!
    Hôm nay tình cờ google “Hoàng Hải Thủy”, cháu gặp trang này. Mừng quá bác ạ! Cháu cứ ngỡ bác đã không qua nổi những năm tháng tù đày. Anh cháu – 1 sĩ quan VNCH và là fan hâm mộ bác – có nhiều tp của bác từ những năm 1970. Và tp đầu tiên của bác mà cháu đọc là Kiều Giang, sau đó nữa là ĐMĐAB, và mấy cuốn nữa mà cháu không nhớ nữa (gần 40 năm rồi còn gì!). Lúc đó cháu còn nhỏ lắm, nhưng thuộc hết KG đấy bác ạ!
    Chúc bác nhiều sức khỏe.

  11. Chao bac Hoanh hai Thuy. Congratulation on your establishment of your own website. Chau muon lien lac voi Liem va anh cua Liem. Chung chau tung lam viec chung don vi HQ tai An Thoi Phu Quoc nam 1973. Email cua chau la alphafloor04@yahoo.com. Hien gio chau dang o Garland TX
    The best to you.

  12. Kinh thua bac,

    Ngay xua con di hoc o Saigon, chau co doc cuon Tinh Mong, chuyen ngoai quoc do bac dich sang tieng Viet rat hay. Chau tim de doc lai nhung khong tim ra. Chau mong bac chi giup chau. Cam on bac.

  13. Kinh chao nha van Hoang Hai Thuy
    Rat vui mung khi biet duoc trang website cua su Huynh ,( nho nha tho Ho Cong Tam gui Vietnam Thi dan ). The la muoi lai duoc doc them nhieu sa’ch sa’ng ta’c cua Huynh nua , Thua , moi khi thay bu’t hieu cua Huynh truong , muoi lai nho ve hai Ba’c , bac pha’n Gia?n va ba’c pha’n Nhu*~ , boi khi con be’ , muoi thuong den nha hai ba’c choi cung may chi.
    Ki’nh chu’c Huynh truo?ng va gia dinh suc khoe An Khang . Ki’nh . http://www.myspace.com/lethuha

  14. Kính gởi Đại ca Công Tử Hà Đông,

    Đề nghị Đại ca cho biết ý kiến về Nguyễn Chí Thiện.

    Chẳng lẽ chúng ta lại bị thêm một…quả lừa nữa hay sao?

    Kết quả giảo nghiệm chữ thi đúng là của NCT, nhưng khi bản thảo đã đi lòng vòng qua nhiều người trước khi tới tay NCT, thì rất nhiều khả năng tụi tình báo VC đã đạo diễn vở tuồng này.

    Hẳn Đại ca cũng thấy rất nhiều mâu thuẫn trong Hoa điạ ngục và Hạt máu thơ?

    Vậy thì Đại ca không thể nào không lên tiếng.

    Kính chào.

  15. Thưa chú.
    Cháu là bạn của Minh và Liêm từ trước 75. Sau 75, tụi cháu thất lạc tin tức, nay biết đưọc địa chỉ email của chú, cháu rất mừng. Xin chú cho cháu xin địa chỉ email hoặc số phone của Minh,
    Chúc chú luôn khoẻ mạnh và nhiều may mắn.
    Ngô tấn Triển

  16. Kinh bac HHT,
    Goi bac mot cai link de xem tin thu mon Pham Van Rang da tu tran
    http://www.vnexpress.net/GL/The-thao/2008/11/3BA08372/
    Theo toi duoc biet, tran dau hay nhat cua Rang (du khong duoc chung kien) la trong tran thang Do Thai 2-0 ngay tai Tel-avil nam 1965 sau khi thua 0-1 o san Cong Hoa trong vong loai giai Vo Dich The Gioi 1966. Do Thai bi loai, sau do VNCH thua Dai Han va cuoi cung Bac Han duoc vao vong chung ket o Anh Quoc.
    Than

  17. Dai-Ca nghi sao ve ” Bo Gia” duoc Ngoc Thu Lang phong-tac ?.Neu Ngoc Thu Lang khong phai la but hieu cua Dai-Ca thi ke lam Tieu-De nay thay tiec lam!

  18. HOANG HAI THUY, toi biet anh, Toi thay anh tre hon luc anh con o biet giam C4 trai giam Phan Dang Luu cua nam 1978. Toi o doi dien phong giam tap the, moi lan anh duoc ra tam nang 15′ toi nhin thay dung nhan tan ta nhu tau la chuoi gap nuoc soi kho qua duoc ai song sot trong lao tu, ke ra anh cung lau xuong ho lam ban voi giun voi de trong nhung nam dai tu toi voi su khac nghiet cua che do lao tu Cong San Khi chung ta bi mat nuoc.

    Chuc anh nhieu suc khoe.

  19. ViFon Trứơc 1975 là của Người Hoa, Sau 1975 bị Việt Cộng Tịch Thu,Nay Nguyễn Đình Khánh(Vietnamese Radio In Australia) Quảng cáo Cho Vifon,Vậy Nguyễn Đình Khánh chỉ là một tên Việt Cộng nằm Vùng,Kinh tài cho Việt Cộng ,Hay Là người Chống Cộng ???????????

    ****************

    ViFon Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam

    http://www.vifon.com.vn/

    Là đơn vị tiên phong trong ngành thực phẩm ăn liền Việt Nam, Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam với thương hiệu Vifon đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Qua 45 năm hình thành và phát triển, Vifon không ngừng giành được niềm tin yêu của người Việt Nam mà đánh mạnh thị trường xuất khẩu, có mặt tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.
    Từ thập niên 90, Vifon trở thành công ty đầu tiên trong xu hướng đóng gói những món ăn đặc sản Việt Nam. Những món ngon ba miền như phở bò, bún riêu cua, bánh đa cua, mì sườn heo…trở nên tiện dụng gấp nhiều lần. Vifon có năng lực sản xuất lớn, được tọa lạc trên khuôn viên rộng 67.000 m2, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, đã sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu khác nhau của khách hàng.

  20. K/g ông HHT,

    Khi hỏi Ông về NCT, tôi không biét ông đã phỏng vấn tên đạo thơ này , và ông cũng đã vô cùng hâm mộ y. Hệt như trước kia ông đã từng viết bài đề cao Trí Siêu và Tuệ Sĩ.

    Ông cũng đã từng dùng câu “cái quan luận định” để đả kích một vài người. Vậy giờ đây ông nghĩ sao về trường hợp của ông? Nếu ông cũng thuộc loại Tú Gàn, được mệnh danh “sống trong đũng quần HDT”, thì chẳng co gì đáng nói.

    Thật đáng tiếc!

  21. Xin bầu bài viết hay nhất trong năm 2008 của HHT là bài viết về tiệm bánh mì Hoà Mã cũa thi sĩ Lê Minh Ngọc

  22. Kính chúc Công Tử Hà Đông một năm mới Kỷ Sửu 2009 an khang và hạnh phúc , phước lộc tràn đầy.

    Cháu xin chân thành cám ơn nhà văn đã cống hiến cho độc giả xa gần những bài viết quá hay trong dịp đầu năm .

    Saigon, Xuân Kỷ Sửu.

  23. Than gui Ngo tan Trien!
    Duoc tin nhan cua nguoi ban that lac tren 40 nam, rat tiec ban khong de dia chi mail tren nay nen toi nhan cho ban dia chi mail cua toi, ban nho cho biet tin tuc va gia dinh cua ban…hy vong se som lien lac voi Trien, gui loi tham gia dinh.Minh navy!

  24. Danh sách tác phẩm trước 1975 có 3 dấu chấm ở cuối, vậy chắc là chưa đủ, ông không kể hết. Dầu sao không thấy tên truyện ”Tiếng cười trong đêm tối”, phóng tác cuốn Laughters in the dark của Vladimir Nabokov, Tiếng Ca Cá sấu, tôi cũng thấy tiếc, nên kể ra đây. Có lần tôi gửi thư nhờ nhà xuất bản cuốn Viiết ở Rừng Phong chuyển cho ông, chẳng hiểu sao không thấy hồi âm, e rằng thư đã thất lạc. Trong thư tôi tỏ lòng ngưỡng mộ ông, và hỏi thăm ông Thái Thuỷ mà ông đã nhắc đến trong một bài bàn về thơ. Sau hết vì không thấy ông nói đến bài ”Tiếng hát buổi chiều mùa xuân” của ông Thái Thuỷ, tôi liều lĩnh kết luận rằng ông chưa đọc bài thơ đó, bởi tôi chủ quan nghĩ rằng ông mà đã đọc thì hẳn là phải thấy nó hay, thế là tôi gửi kèm bài thơ đó cho ông, và yêu cầu ông giúp phổ biến nó. Bây giờ, nếu ông muốn, tôi sẵn sàng gửi hầu ông, bằng attach theo email hay qua bưu điện cũng được. Chúc ông bà mạnh khoẻ, hạnh phúc.

  25. Kinh gui nha van Hoang Hai Thuy ,
    Toi cung~ dda~ tim kiem ddia chi cua nha van , mai~ dden hom nay moi dduoc . Toi la` ban. hoc cua anh Le Cong Minh – nguoi o tu voi nha` van mot thoi – toi ve VN co ghe tham anh ay . Nhan dday^/ toi co noi voi anh ve bai viet cua nha van ve nhung nam thang o tu` cua hai nguoi . Anh cuoi` . Toi hieu nu. cuoi cua anh .
    Xin nha van co the cho toi xin ddia chi dde gui mot dac san cua truong trung hoc chung toi – trong ddo co bai viet ve anh cung` hinh` anh? cua anh ay khong a. ? .
    Xin thanh that cam on nha van rat nhieu .
    Toi cung~ mong co dduoc quyen Kieu Giang dde ddoc ….ddo la nhung nam thang cua tuoi mo*i/ lo*n/ , mot thoi con gai cua toi .
    Kinh thu ,
    Huynh THi KIm Oanh .
    TB : Xin dduoc khong dda(ng ddia chi email cua toi . Xin dda ta.

  26. Kính thưa Ông Hoàng-Hãi-Thủy (Công-Tử-Hà-Đông)
    tự Con-Trai-Bà-Cả-Đọi, từ lâu tôi rất kính phục ông, với một lập-trường kiên-định đối với bọn Việt-Gian Cọng-sản. Trước đây, mỗi lần tôi đọc tờ báo Sài Gòn
    Nhỏ, trước hết là tôi đọc bài báo của Ông, rồi đến bài
    báo của Cô Đào Nương Hoang-Dược-Thảo, thế là
    xong tờ SGN. Ông có một giọng văn cực-kỳ hấp dẫn,
    có những danh từ Ông dùng mang đậm tính-chất
    Hoàng-Hãi-Thủy, và chỉ có Hoàng-Hãi-Thủy……..
    Xin chúc Ông được thật nhiều sức khỏe, để viết những
    bài báo thật hay.
    Thân mến -Michael Hàn

    • Chào mừng ca khúc “Tân Giải Phóng Miền Nam” với lời ca:

      “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt lũ Việt Cộng, phá tan bè lủ bán nước. Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan mất rồi! Đây Cửu Long hùng tráng, đây Trường Sơn vinh quang. Thúc giục đoàn quân ta xung phong đi giết thù. Vai sánh vai chung một bóng cờ. Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng…”

      Giờ đây “Ai bán nước? Ai buôn dân?” đã rõ như ban ngày. Bọn bây chuẩn bị đền tội là vừa!

    • Ha ! Ha ! Ha !

      Đến giờ phút này còn có 1 tên dám nỏ họng, ngoác mồm ra mà nói mot thang “cong hoa” se chet khong toan thay.

      Chẳng ngu lắm ru. Ai buôn dân, ai bán nước, hiện nay cả thế giới đều rõ như ban ngày.

      Còn nhà ngươi rủa ta chết không toàn thây ư ? Cứ vào cái mả nhà thằng giặc già dâm dật (theo lời chửi của Lã Bố) là biết ai chết toàn thây hay không ngay chứ gì.

      Nhìn thấy cha già này gớm ghiếc lắm. Tởm lắm. Buồn ói lắm.

      Đi chỗ khác chơi đi. Dị lắm đó nghe mấy thằng việt cộng bán nước.

  27. E, ong la VC ha? Ong di lac web site roi. Day la dien dan van nghe. Co muon noi chuyen chinh chi, chinh em gi do thi khong thieu gi cac web site khac. Chang han nhu http://www.danchimviet.net . “Dong chi” cu vao do ma tha ho tuyen truyen va tranh luan ve chinh tri mot cach nghiem tuc. Ong khua moi mua mo o day thi chang kem gi nguoi “mua gay vuon hoang” thoi!

  28. Khong ngo Troi, Phat phu ho, do tri cho Bac Duong song den ngay hom nay, de co nhieu bai viet that hay cho cac chau duoc doc va hoc hoi. Chau me doc nhung tieu thuyet trinh-tham, duong rung cua bac viet tu 1960 luc con hoc tai Trung Hoc Vo-Tanh, NhaTrang, khong nhung me tai viet van, ma me luon nhan-cach, lap truong chong bon doc tai, CS va bon boi but, ninh-hot, bung bo cho CS tai Hai-ngoai, de lay lan su thoi-tha cho nhung nha van day long ai-quoc va uy-tin nhu bac Duong.
    Kinh chuc bac giu gin suc khoe de viet nhieu cho tui chau duoc thuong thuc nhung ang van tuyet dieu

    Duong Thanh

  29. Mình không biết tên tuổi nhà văn này, có lẽ chưa có dịp đọc qua tác phẩm của ông, nhưng thật sự ngạc nhiên và có chút ngưỡng mộ chủ nhân 76 tuổi của blog này, mình chưa gặp blogger nào cao tuổi như thế.
    Kính chúc sức khỏe!

  30. Tôi đả hơn 60t, hiện ở VN đọc truyện ông từ nhỏ và rất mê cuốn: Vợ chồng Son (sau này hình như La Thoại Tân dựng thành kịch và phim Nhà Tôi và Hồng Loan, Hồng Ngọc mà ông đã phóng tác theo 1 cuốn phim ngoại quốc
    do cô đào Claudia Cardinal đóng chung với David Niven. Sau 75 sách của tôi bị tịch thu hết, có cách nào để tôi có được toàn bộ sách của ông để đọc lại cho thỏa thích không ?

    .. Để nhớ lại 1 thời sung sướng mà không biết hưởng

  31. Gửi tìm diêt Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

    Đả 34 năm trôi qua,sao ông còn hung hăng quá vậy trong khi lảnh đạo của các ông kêu gọi xóa bỏ hận thù và trở về giúp dỡ quê hương. Chính những người này là Khúc Ruột Ngàn Dặm, mà mổi khi ra nước ngoài Chủ Tịch và Thủ Tướng từng kêu gọi họ trở về.

    COI CHỪNG ĐI NGƯỢC LạI CHÍNH SÁCH ĐÓ

  32. Tác phẩm trước 1975 chú liệt kê còn thiếu “Gã Thâm”. Cháu đọc năm 1973. Update chú nhé.

  33. chau rat thich quyen Kieu Giang ma da co lan chau duoc cach day 15 nam o thu vien, bay gio chau muon duoc so huu quyen tieu thuyet do thi phai mua o dau, xin chu’ chi? dum`.

  34. Trong Kinh Bac.

    Con muon mua cuon TAM MAT NGON SONG DAO cua Bac. Khong biet Bac co con AN BAN nao Khong?

    Con

    Thuy Vu

  35. Xin lỗi vì thiếu thông tin nên tưởng anh đã qua đời. Biết anh còn sống và vẫn còn blogging được tôi mừng quá. Những nhà văn của thời tuổi trẻ của tôi giờ đâu còn ai. Sẽ từ từ tiêu hoá blog của anh.

  36. Trong so bao SAIGON NHO vua qua Cong-tu co viet
    , thanh ngu do la COP
    KHANH-HOA, MA BINH-THUAN, hai tinh do giap nhau, Binh-thuan la dat cua nguoi Chiem-thanh xua nen ma HOI
    noi tieng, vi Cong-tu khong phai la nguoi Trung nen it ranh
    ve dia-du va phong tho cua mien Trung,the cung khong co gi la.
    nhung co chuyen la la UYEN THAO lay cua NGUYEN LEU sau ngan US DE in quyen DOI TOI de chay toi vi khi bi CS bat anh qua so hai da danh mat tu-cach lam nguoi.
    Hen gap nha DAI UY THINH.
    BYE BYE.

    • Bạn Hoa Son Luận Kiếm thân mến,
      Khánh Hòa và Bình Thuận không giáp ranh với nhau. Giữa hai tỉnh đó có tỉnh Ninh Thuận mà tỉnh lỵ là Phan Rang.

  37. THƯ RIÊNG GỬI ANH HOÀNG HẢI THUỶ

    Kính thưa anh,

    Cũng giống như hàng trăm ngàn độc giả VN khác, tôi đã ái mộ truyện của anh viết trước 1975. Sau 1975, những cây viết Miền Nam ra hải ngoại vẫn tiếp tục cầm viết, viết nhanh, viết nhiều và vẫn lôi cuốn độc giả như anh, quả là điều hiếm có. Đó là sự thật ai cũng phải thừa nhận. Khi anh sang Úc chơi cách đây hơn 10 năm, tôi cũng được hân hạnh gặp anh, tại nhà anh Nguyễn Vy Tuý, nhưng anh không để ý, nên không nhớ gì đâu.

    Hôm nay, tôi viết thư này thưa với anh, hơn 10 năm nay anh em chúng tôi ở Úc có làm tờ báo Sàigòn Times, nên muốn đăng một số bài viết của anh. Xin anh cho biết điều kiện. Và hiện tại, ở Sydney có tờ báo nào được anh cho phép đăng bài của anh không?

    Kinh chúc anh luôn vui mạnh và có nhiều cảm hứng cho văn thơ.

    Trân trọng
    Hữu Nguyên

    • Rừng Phong ngày 24 Tháng 8, 2009

      Thư gửi Hữu Nguyên,

      Tôi nhớ HN. Mới đây có đọc bài HN viết về Mặt Thật HCM. Gửi cho tôi e-mail của HN hay của Saigon Times, tôi sẽ liên lạc với HN về đấy.

      HHT

  38. Vừa rồi nghe có đứa …bạo mồm – không dám bảo “xấu” – phao tin bác HHT “đang sống chuyển sang từ trần” làm cháu đây hú vía. Bác mới tròm trèm tám bó mà đi… đâu ? cầu chúc bác luôn vui, khoẻ, bác là một trong những “kho tàng tiếng Việt” còn xót lại , hậu sinh đây rất trân quí.
    Kính.

  39. “Phải có vợ và giữ đạo Tổ tiên mình đã theo thì mới được chuẩn nhâm làm ứng cử viên vòng sơ bộ tổng thống Mỹ” Đạo Tổ tiên là đạo gì của người Mỹ hả bác Đạo Tôn Bác cho cháu xin địa chỉ chùa của Bác ở Houston để đước kíng viếng Bác và sẳn mời Bác một ly café sữa đá ở Lee Sandwich dưới Bellaire Hẹn gặp Bác sau

  40. Đồng chí “đạo tôn” còn mệnh danh là “đạo chích” hay “đạo dụ” đây mà. Đồng chí bị bạt tai đỏ cả mặt, bị đá đít rách cả đũng quần từ hổm rày mà cứ lì cái mặt chui vào mạng này bằng hết nick này qua nick khác mà vẫn chưa tởn! Lương VC phát cho mấy thằng công an mạng ắt phải khấm khá lắm cho nên chúng mới chịu đấm ăn xôi cỡ này!

  41. Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon)

    xin bac cho hoi , nhung tac pham nay la the nao a , giong voi tua de cua nhung nha van my khac (john grisham…) , co lien quan gi ko a ??

  42. Đạo Tôn xin thưa :- Đạo Tổ Tiên .hiếu với tứ thần phụ mẫu ,
    không nuôi nâng thuốc men cho tứ thân phụ mẫu lúc già yếu
    mà có nước Mỹ này lo cho từ a đến Z thì phải tri ân thờ phượng Đức Quốc Tổ Hoa Kỳ George Washington và nhân dân Hoa Kỳ
    mà khỏi mắc tôi thề gian làm chứng dối với sở Di Trú Hoa Kỳ .
    Không ai bắt buộc quý vị vào Quốc Tịch Hoa Kỳ , sau bao nhiêu thử thách , suy tư , chọn lực … rồi thi ro6`i đậu rồi Phải Thề mới được là Công Dân Mỹ .. Công Dân Mỹ mà không Quốc Tổ Mỹ thì là Mãn Dzi … Mãn Dzi là gì thì xin quý vị ăn này công đức Đạo Huynh cuả chúng tôi là Trinh nhữ Hà tây , Trinh nữ Hà Tây ở mô xin hỏi Công tử hà Đông

  43. Bác Đạo Tôn lời như nhung gấm, ý như thảo hoa, em đọc mà chẳng hiểu gì. Em để hưỡn hưỡn một vài hôm rồi em sẽ dọn đi một lượt. Bác đừng mất công đánh máy thêm làm gì.

  44. bác dạo tôn hay dạo dụ gì đó bác no cơm rửng mỡ viết tầm bậy tầm bạ tôi dây đọc mất thời gian quá sức xin anh bạn Bắc Thần chịu khó tí nhá cho hết vào sọt rác anh em nhờ

  45. Đọc bài ông Đạo Tôn viết cứ y như đọc bản dịch một bí kíp võ công tiếng Phạn xứ Tây Trúc trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung xếnh xáng. Không biết vì dịch giả dịch dở hay vì ông đạo viết lăng nhăng lung tung mà càng đọc càng bị “tẩu hoả nhập ma”, chẳng ai hiểu ông đạo nói gì và muốn cái chi!

    Chắc ông đạo mới học xong một khoá Web design nên trang Web Đức Quốc Tổ Việt Mỹ của ông đạo còn rất thô sơ nghèo nàn. Trang chính có hình ông George Washington chễm chệ trên bàn thờ, lại có đầu ông Martin Luther King Jr lơ lửng trước bàn thờ? Quốc tổ Việt Mỹ mà không thấy ông “thánh” Việt nào cả, chẳng lẽ ông đạo giả ngây nghĩ Luther King là người VN? Tôi đoán liều ông đạo đang xin cúng dường từ khách thập phương cho cái tà đạo của ông, nhưng ông không tham lam lắm chỉ xin chút ít đô la từ dân nghèo thôi!! Đây nhé, Luther King tượng trưng dân nghèo, bị bóc lột; còn Washing tượng trưng cho “bạc lẻ” (rõ ràng hình Washington chỉ in trên giấy bạc một đô la Mỹ).

    Đề nghị ông Đạo Tôn cho thêm một câu thật hoành tráng này trên trang Web chính của ông “Cúng Dường xin bấm vào đây”.

  46. Cai thang Dao Ton nay noi bay noi ba giong nhu may thang khung dung giua cho ca Cau Ong Lanh noi dien noi khung de duoc may ba ban ca cho tien mua com an, vi cong an mang chi tien cho no noi bay , mien sao pha thoi duoc trang mang cua CTHD, la no luom duoc tien roi, chac ngay chinh no doc lai no cung khong biet no noi cai gi nua , noi chi den ai. Ban Bac Than lam on lay choi quet thang dien nay vo thung rac gium le le, de lau hoi thui qua, may ong ban gia cua tui binh het ,toi nghiep. Thang nay no tu dao ten la Dao Ton Lam do may bac, (Lam co dau huyen),va duoc cong an mang chi tien nen no viet khung dien cang nhieu cang tot vi dem chu an tien ma. Do Chon Dien di ve hang Bac Bo ma tu di may.

  47. Cai thang Dao Ton khung nay, viet cau truoc chuoi cha cau sau ma lai con sai chinh ta tum lum,doc phat met cai cua minh. E, thang khung ,lam on cam cai mom lai cho ba con nho, chui vo hang Bac Bo ma giang dao nghe thang khung. Viet khung dien nhu vay cung kiem duoc kha bon tien Ho tho ta roi, lam on bien di cho ranh, cu o do oi mua tum lum hoai ai chiu doi cho noi. Day la cho noi chuyen dung dan chu khong co cho cho thang khung. Coi chung di lon tiem bi an bat tai, da dit do nghe chua ? Thiet la met voi may thang khung.

  48. Em vừa cho một số bài của tiên sanh Đạo Tôn vào thùng rác, chỉ chừa lại một bài duy nhất để những người khác biết tại sao. Em không thích làm những việc như thế này chút nào nhưng mà phải làm thôi.

  49. Thưa Bác Hoàng Hải Thủy
    Cháu đã biết trang web này từ lâu và thường vào đọc tất cả các bài của bác. Vào những năm 84-86 thì phải, cháu rất thích các bài viết của tác giả Văn Kỳ Thanh, hay Ngụy Công Tử trên VNTP mà sau này cháu biết là một những bút hiệu khác của Bác. Đương nhiên cháu cũng đã từng đọc rất nhiều truyện phóng tác của Bác như “Định mệnh đã an bài”, “Tiếng ca ca sâú”….mà cháu cho rằng còn thú vị hơn cả nguyên tác. Cầu mong cho Bác luôn khỏe mạnh để viết và kể cho thế hệ của cháu, những “nạn nhân buổi giao thời”, nghe thêm những chuyện buồn nẫu ruột của quê hương mình.
    Kính bác,
    T.B cháu hiện cũng đang ở “Rừng Phong”, biết đâu có ngày cháu sẽ gặp được bác HHT, bằng xuơng bằng thịt.
    HVN

  50. thưa anh, anh và tôi cùng đến vùng tânđịnh vào năm 54, anh hơn tôi 12 tuổi trời. mấy hôm vừa rồi tôi có đọc được trong bài “hướngdươngemcónhưhoa”, nói về bản đồ vùng tânđịnh”nhà thờ”. không biết ông anh hận dỗi gì vời Bà già trầu mà anh viết là “:thưa bà nó vẽbản đồ KhuBà láo toét:” nếu anh nói khu của bà là tânđịnh củabà thì tôi không thấy gì là trắc trở, nhưng nói “KhuBà” thì ttheo đúng như tôi nghĩ là “LổTrôn “, vì thế khi tôi đọc khúc dưới mail trả lời của Bàgiàtrầu thì thấy ghi”Bác HHt play mots,chìa bản đồ khu……..rồi eo ơi kinh quá lườmvà hư 3 cái rõ to!!!!.vì thế tôi mới hiểu vì sao Bàgiàtrtầu hận ông anh mới viết như thế. đó là ý riêng của tôi. phép anh được nêu vài lời. kính

    • Thư gửi Mai Xuân Hương.

      Dec. 29, 2009

      Cháu có phải là con Ô. MT Xuân không? Cháu cho tôi e-mail của cháu, tôi sẽ gửi mail cho cháu trước, hay cháu cho tôi số phone của cháu. Mong tin cháu.

      – – – – –

      Quí vị muốn liên lạc với tôi qua e-mail, xin cho tôi biết e-mail của quí vị, phải có e-mail của quí vị trong AddressBox của tôi, tôi mới nhận được e-mail của quí vị.

      HHThủy

  51. kính anh,
    Tôi có gửi tặng anh quyển “Ngưòi đàn bà mang thai trên biển Đông”. Không biết anh có nhận được không?
    Chúc anh và gia đình năm mới được nhiều sức khoẻ.

  52. Kính gửi Anh Hoàng Hải Thủy,
    Tôi là Lê công Minh, người đã từng sát vách anh ở Phan Đăng Lưu, cùng phòng ở Xuân lộc Đồng nai,…
    Trước đây vì Cái PC của tôi bị sét đánh,mất tiêu mọi thứ, cả DC Email của anh, vì vậy mất liên lạc với anh từ đó đến giờ…
    Nay muốn nói chuyện riêng với anh …mong anh chấp thuận và cho lại tôi DC Email của anh.
    Tôi vẫn làm rẫy ở Đồng nai,sức khỏe bình thường.
    Nhân dịp đầu năm, kính chúc Anh Chi và Gia quyến vạn sự như ý.
    Mong sớm nhận thư anh.
    Kính thư,
    Lê Công Minh

    • Kính anh Hoàng Hải Thủy .

      Tôi là Nguyễn Quan Hà , Đã nhận được bản dịch Sở Bá Vương Mộ của Anh do anh Tạ Quang Khôi chuyển cho . Rất cảm-kích lòng tri-ngộ của Anh . Nguyên-tác đã tuyệt-vời , đọc bản Anh dịch càng thấm-thía cho người thất cơ , bất phùng thời …

      Anh có dịch các bài Tống Nguyễn Đại Lang và U Cư của Cụ Tiên-Điền không vậy ? Ước mong được đọc các bài dịch của Anh . Tôi khoái mấy bài ấy lắm .

      Kính chúc Anh luôn vui mạnh . Thân kính . Nguyền . 011910 .

  53. Phải công nhận lối viết của bác Công Tử Hà Đông ngầu quá xá. Đọc thấy phê ghê. Đầu năm kính chúc bác sức khỏe và viết đều đều.

    Kính.

  54. kinh Quan Bac CTHD, toi da doc bai phan phao “Oan oi Ong Dia” cua Quan Bac. Nhan xet ve Thu-vien VN dung thu-doan de doc quyen dang bai cua Quan Bac la don hen. Ong DT.N dung dai ngon de phao Quan Bac la au-tri vi chua kiem chung, ca 2 deu dang bo ngoai tai. Rieng Quan Bac cung nong nay dung DAI DANH TU “dai-tien” chung chung cho tat ca cac web luong thien khac thi hoi qua! Nong nay hay hu viec. Toi doc thay Bac muon mo tiet muc moi tren web cua Bac nham pho bien nhung kien thuc thong thuong trong dan-gian. Thong thuong nhung quan trong, khong de gi tim trong sach vo. Toi hoan toan ung ho y-tuong nay va mong thuc-hien som, dong thoi cung mong cac bac thuc-gia dong gop cac hieu biet cua minh vao tiet-muc moi hau giup moi nguoi khao khat su mo mang kien thuc duoc co mot “thuc-don” phong-phu cho khat-khao cua minh. Nhan day toi cung xin mo hang truong-muc moi cua Bac bang cau hoi da dan vat trong toi hang thap nien le ma khong hoi ai duoc, ke ca dai ca lang Ha- thuong khi con ngoi bo goi cung nhau cho troi (khong phai cho thoi). Cau hoi la: Phan gai 12 Ben nuoc, trong nho duc chiu. Vay 12 Ben nuoc la nhung
    ben nao?Dien-tich?.Da-ta QuanBac.

  55. Xin bác đọc lại bài trả lời của bác Phan Tấn Thạch trong bai “Nhũn như con chi chi”.
    Tôi xin post lại để quan bác khỏi phải mò tìm lâu lắc:

    “…quấc âm tự vị (Sài Gòn 1895, mục từ Bến) của Huỳnh Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần”. (tr. 47)

    Theo đó, thực sự chỉ có hai bến và vế “trong nhờ, đục chịu” ở sau xác định là bến trong và bến đục. Tuy nhiên, vì vế trước nói tới “mười hai” cho nên người ta cố gắng tìm ra cho đủ số 12. Chẳng hạn:

    a/ Số 12 ứng với 4 địa vị xã hội (công, hầu, khanh, tướng) và 8 nghề của người chồng (sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục). Giảng như vậy thì trùng lặp: công và khanh cũng là kẻ sĩ; còn canh tức là nhà nông.

    b/ Số 12 ứng với nghề nghiệp của người chồng: sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh, mục. Giảng như vậy cũng trùng lặp: sĩ tức là nho; còn canh tức là nhà nông.

    c/ Số 12 ứng với tuổi của người chồng: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

    Nguồn gốc của những câu nói đại loại như câu này khá mơ hồ. Theo ông An Chi, do cách hiểu từ nguyên dân gian, người ta đánh tráo nhân duyên (tình ái) với nhân duyên (trong lý thuyết Phật giáo: thập nhị nhân duyên). Ông tạm nêu ra từ nguyên dân gian như một hướng để tìm hiểu ý nghĩa đích thực của thành ngữ “mười hai bến nước”. (Xem: Chuyện Đông chuyện Tây, tập 5, NXB Trẻ, 2006, tr. 198-202).

    Hai chữ nhân này, chữ Hán viết khác nhau:

    – Nhân là hôn nhân ; nhân duyên là duyên phận vợ chồng.

    – Còn nhân là nguyên nhân. Thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo cho rằng: Sở dĩ chúng sinh đau khổ và luân hồi vì một chuỗi 12 nguyên nhân: [1] vô minh (ngu dốt); [2] hành (hành động); [3] thức (ý thức); [4] danh sắc (danh và hình tướng); [5] lục xứ (lục căn: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý); [6] xúc (tiếp xúc); [7] thụ (cảm giác); [8] ái (yêu mến); [9] thủ (nắm giữ lấy); [10] hữu (trở thành); [11] sinh (sinh ra đời); [12] lão tử (già và chết). Trong thứ tự đó, cái trước là nguyên nhân của cái sau. Nếu cái trước diệt thì cái sau diệt.

    Tóm lại, phận gái chỉ có hai bến: trong và đục; còn vì đâu mà nói đến 12 bến thì có nhiều thuyết khác nhau, khó mà quyết đoán.

    Cũng cần nói thêm rằng Thân gái mười hai bến nước phản ánh một quan niệm đã lỗi thời: người vợ phải lệ thuộc vào chồng và phải cam chịu nếu gặp phải người chồng tệ bạc. Thời nay, phụ nữ có nhiều cơ hội phát triển tài năng, gầy dựng sự nghiệp, địa vị xã hội; lắm khi họ hơn hẳn chồng. Do đó, nhiều bà vợ tiến bộ đã quyết định “trong nhờ, đục lóng phèn”, còn lóng phèn mà vẫn không trong thì “bỏ bến”!.

  56. Duyennguyen toi rat cam on hoi dap rat ly thu cua Bac Phuong Le.
    Nhung trich dan rat chi la chuyen nghiep khien toi khong thieu phan kham-phuc. Co the “Mai sau du co bao gio, dot lo huong ay xe to phim nay” thi cung can cau cuu Bac dan giai ve sau cho nhung thac mac khac ve van hoc.Tro lai van de trong phan dan giai cua Bac, ve phan (a):co su trung lap ve nghe-nghiep va dia-vi xa-hoi nhu Bac da neu, va trong dan gian, nguoi ta cung noi la si, nong, cong, thuong, binh,ngu, tieu, can, muc+ 4 dia vi xa-hoi vi chi se la 13, nhu vay co ve khien cuong trong cach giai thich nay.Trong phan (b): nhieu trung lap hon phan (a).Trong phan (c): neu giai thich 12 ben nuoc trung voi 12 con giap va theo quan niem nam nu hop tuoi cuoi nhau thi doi song hanh phuc, lam an phat-dat, con cai day dan thi van khong the goi la con gai da gap Ben Trong vi Ben Trong o day co su dong gop cua nguoi nu theo cach tinh Half and Half, khong phai ngoi cho sung rung thu-dong nhu cau tuc-ngu. Cach giai-thich cuoi cung la cau cuu vao thuyet thap nhi nhan duyen e hoi xa. Co le tam thoi chap nhan cach giai-thich cua cay dai thu Paulus Cua la 12 hay 120 or more
    Ben Nuoc cung chi qui thanh 2 Ben tuong nghich: DUC va TRONG. Hy vong co anh Dao vang nao se soi them trong tuong lai. kinh chao va da ta.

    • Đính chính : xin đọc lời chú thích lần nữa : tôi chỉ copy lại toàn bài viết về “thân gái 12 bến nước” của bác Phan Tấn Thach. Bài này đăng trong phần “ý kiến, ý cò” bên dưới bài “Nhũn như con chi chi”.
      Phần tôi, có mơ cũng chả viết được như thế ! Nếu muốn viết được như bài nói trên của bác Phan Tấn Thạch, có lẽ cái trí ngu muội của tôi cần phải học và đọc sơ sơ… độ nửa đời người nữa mới may ra đủ !!!

  57. Bác PhươngLe mạnh giỏi. Có thể là tôi đa nghi chăng ,nhưng sao tôi thấy có vẻ giống ” xe lôm ” quá bác. Hy vong là tôi sai. Uê èn xi !!!!

    Có tin phấn khởi gì về Như Chuyện Thần Tiên không bác? Bên bác ăn tết vui vẻ chứ , năm ni bên tui tuy không bị bão tuyết nhưng bù lại nạnh quá xá nà nạnh ,khiến cho anh già ọp ẹp như tôi đâm làm biếng ,hết dza dzồi nại dzào chả biết nàm gì cho hết mấy ngày Vơ kế sần ,bèn tìm mục Bốn Món Ăn Chơi của Hoàng Đại Ca mà đọc , chu choa ,vẩn cứ thấy mới và hay như thường bác ạ. Cảm ơn Đời(viết hoa) đã cho ta Công Tử Hà Đông ,cây viết mà tôi yêu mến trước khi Đi Quân Dịch là thương nòi giống đến vài ba năm đó bác. Năm nay đầu đã đổi mầu ,muồi nhiều hơn tiêu , đọc lại văn của Hoàng Công Tử vẫn có cái cảm giác bồi hồi xúc động như thuở vẩn còn dzin mười tám đôi mươi. Cảm khái cách gì. Cầu mong Công Tử luôn mạnh khỏe để cùng dân Việt mục kích ngày cộng sản lụi tàn trên nước Việt mến yêu của chúng ta.

    • Dù y có là “xe lom” thì vẫn là những phát biểu vô thưởng , vô phạt, chúng ta cứ thật tình để y có cơ hội học hỏi thêm, nếu y thật tâm muốn như thế.
      Cám ơn bác đã hỏi đến “Như chuyện thần tiên”. Tôi vừa đọc vừa bay về cõi thần tiên năm nào của tôi nên có hơi chậm, bác thông cảm.
      Nói đùa thế thôi. Tôi còn phải đi “cày” nên cứ phải bò lê lết. Tuy nhiên, rùa cứ bò thì cũng sẽ đến đích thôi. Sẽ cố gắng tranh thủ để không phụ lòng chờ đợi của các bác.

    • Quên ! Chúc mừng quê hương thứ hai của bác (Canada) phá kỷ lục về số huy chương vàng đoạt được ở Thế Vận Hội mùa đông năm nay ở Vancouver. Hiện đang là 13 cái. Nếu hạ được quê hương tôi(Mỹ) trong trận chung kết hockey ngày mai thì sẽ là 14!

  58. He he ! Bác PhuongLe ui , bác đoán trúng phóc , Canada win 3-2 bợ cai huy chương vàng thứ 14 ,còn tui bợ kết bia Bud của anh bạn Ca na điền gốc Philippin chung hãng. Đã gì đâu á bác ! Chả là anh bạn Philippino của tui kết đội Mỹ của bác. Ảnh biểu Đội Mỹ năm nay mạnh lắm( mà mạnh thiệt đó bác, toàn thấy thắng không hà ) hạ Finland 6-0 ,gặp Canada sẽ cho 2 bàn không gỡ ! Làm tui tự ái dồn cục cáp độ liền két bia uống chơi . Hồi hộp thiệt đó bác, còn có 5 second đội Mỹ gỡ hòa 2-2 để đấu OT. Tui nói trong bụng Chít mị dzồi ,dám thua ngược lắm à nha. Nhưng thank god, đội Ca đã tặng tui…kết bia. Thank you Canadaaaaaaaaaaaaa!!!!Anh bạn tui quên mất câu : Hockey is Canada game mờ !!

  59. Kinh gui chu Hoang Hai Thuy,
    Chi em chung chau rat thich doc sach cua chu truoc nam 1975. Chau rat mung da tim ra trang nha cua chu. Chau se vao day thuong xuyen de doc chuyen cua chu.
    Chau muon mua toan bo sach dich cua chu, xin chu cho chau biet chi tiet.
    Cam on chu, va xin chuc chu duoc manh khoe, song lau de moi nguoi tiep tuc duoc doc sach cua chu.

  60. chau muon mua cuon kieu giang va dinh gio hu va tat ca nhung sach bac an ban tai viet nam hoac usa.mua o dau . chau dang doc ” viet o rung phong ” . chau muon o thu vien. chau chuc bac hanh phuc va viet mai mai.

  61. Thưa Ông
    Một
    Trong một bài viết Ông có mô tả rằng ở nhà Ông ngày xưa có xài một loại đèn, đem bỏ một cục đất vào, đổ tí nước vào thế là thắp sáng và Ông đi đến kết luận đấy là một loại Đất Mỏ. Thưa Ông không phải đâu. Bắc Kỳ thì gọi nó là Đèn Đất, Nam Kỳ thì gọi nó là Đèn Khí Đá. Cái cục Ông bảo là Đất Mỏ đó nó có tên cúng cơm là A xê ty len (Acetylene) công thức hoá học của nó là C2H2 mà một tên nhóc con trung học nào trước năm bảy lăm củng biết cả.
    Hai
    Tôi tìm mãi trong trí nhớ mà chẳng thấy cái phi trường Tân Sơn NHẤT của VNCH nó nằm ở chỗ nào như Ông viết mặc dầu tôi sống ở Saigon khá lâu.
    Ba
    Từ ngày Ông xát muốt hột cái con người “thơ” cọp ngày gì đó thế là Ông bị nhiễm độc mà Ông không hay, lâu lâu Ông lại tương vào văn của Ông một chữ quái đản làm văn của Ông kém hay đi.
    Bốn
    Trong bài báo Đất Hồ Ngàn Năm Ông viết: Tản Đà Nguyễn Thiện Kế. Thú thực tôi chẳng biết Tả Đà đi chung với Nguyễn Thiện Kế thì nó RA CÁI GÌ ? cũng trong bài báo này Ông có địch một bài thơ.
    Quê cũ Minh Phi
    Ngàn non vạn suối đến kinh môn
    Thôn cũ Minh Phi ở đỉnh non
    Một đi cung khuyết liền sa mạc
    Ngàn năm mộ biếc đưới hoàng hôn
    Hoạ đồ còn đó xuân in mặt
    Châu ngọc về đâu nguyệt đắm hồn
    Tỳ ba muôn thuở đau Hồ nhạc
    Nhạc ý thê lương oán hận còn.
    Thưa Ông, bài thơ DỊCH của Ông bị THẤT NIÊM Ông ạ

  62. Thưa Ông tôi còn quên một chuyện mà tôi biết chắc chắn Ông là người biết rõ “Khỉ Cà Mâu lấy gái Cao Lãnh ai là tác giả thưa Ông ?

    • Khỉ Cà Mau tức là con khỉ (đội lốt người) nguyễn tấn dũng, quê quán tỉnh Cà Mau. “Tác giả” nqsỹ định viết một bài phanh phui mấy trò khỉ lắt nhắt mà con khỉ mặt lợn ntdũng đã từng làm?

      Nếu nqsỹ đã quyết định làm chuyện này để đoái công chuộc tội, nghiêm chỉnh hối lỗi, cải tà quy chánh, quay đầu về với dân tộc thì cũng có nhiều cơ hội được tất cả công dân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa rộng lượng khoan hồng.

      Nhưng việc làm ruồi bu này chỉ phí công, mất thì giờ vô ích, bởi vì con khỉ đột ntdũng đã từng bán nước, bán rừng, bán dân … thì nhầm nhò gì mấy cái trò khỉ gió lẻ tẻ nqsỹ định moi móc ra?!

  63. 1/Công Tử “có đi đến kết luận đấy là một loại Đất Mỏ” hay không, hay là Tác giả dùng từ địa phương thời đó để nói về “cây đèn Aladin ở VN” đời bà cố tổ này? Tôi đã thử lục lạo trên google search và thấy như sau:

    -Có một loại quặng đã sơ tuyển, trông giống đất, dân ta đào lên cho vào một bình kín, có ống dẫn nước. Khi vặn nút cho nước chảy xuống “đất” đó, khí thoát ra cháy rất đượm và sáng- dân dùng vào mục đich chiếu sáng rất rẻ và tiện lợi. Loại đất này có rất nhiều ở Quảng Bình nên tại đây người ta xây nhiều nhà máy sản xuất loại đất này. Đó là những nhà máy sản xuất đất đèn.

    Một danh từ thuộc về kỹ thuật của phương Tây, đôi khi du nhập vào VN sẽ có những tên gọi hổng giống nhau. Còn nhớ, sau 1975, lấn đầu khi đi mua đồ xe đạp ở mấy cửa hàng quốc doanh, thấy họ để tấm bảng giá phụ tùng xe đạp ở ngoài, tôi chẳng biết nó là cái chi. Thế là tôi đi vào ngó cho chắc. Thì ra dân Nam gọi là niền, thì dân Bắc gọi là vành, Đùm là “may e”, Sên là Xích,…

    Chắc chắn Acetylene (C2H2) phải là thứ đất được lấy từ dưới đất, nên được gọi là đất mỏ thì không hề sai. Chất này dùng đốt đèn nên dân Bắc Kỳ gọi là đất đèn thì trúng quá rồi còn gì. Dân miền nam thì thấy cái mùi nó “ghê ghê” nên hổng gọi là đất, mà là KHÍ. Đã vậy còn nói là KHÍ ĐÁ, chứ không phải ĐÁ KHÍ mới là ngộ!

    2/ Lại “chiện” từ ngữ nữa dzồi.! VNCH có duy nhất một thủ đô Sì Goòng (tức Sài Gòn. Xin được mở ngoặc chỗ này kẻo người ta lại hổng hiểu ở đâu!). Trong thành đô này có một sân bay, hay còn gọi là phi trường. Tên của phi trường này được lấy từ tên làng địa phương khi đó. Tân Khu vực mênh mông, rộng lớn ở phía Bắc và Tây Bắc của Sài Gòn này có hai làng: Tân Sơn Nhì thuộc Bà Điểm – Hóc Môn và Tân Sơn Nhất (Tân Sơn Nhứt) thuộc Gò Vấp, đều thuộc vê Trấn Gia Định ngày xửa ngày xưa.

    Lại cũng cái tánh hay nói trại của dân miền nam, người bắc thì ‘bảo” là “đi về”, riêng người Nam thì “biểu” bằng “đi dìa”, NHÂT thì chuyển thành NHỨT, mà ra cớ sự này.

    Trước 1975, biển hiệu của phi trường này là Tân Sơn Nhứt, người nam thì ‘nói TRÚNG y như dzậy”, còn người bắc thì “bảo” là Tân Sơn Nhất “như thế mới ĐÚNG”. Tuy vậy nói phi trường “Tân Sơn Nhứt” hay “Tân Sơn Nhất” thì mấy anh Tây hay Ta tới Việt Nam đều hiểu tuốt luốt. Chỉ có mấy anh ở Sao Hoả mới đến hoặc trên trời rớt xuống địa cầu lần đầu, rồi ghé vô Xì Gòn là hổng hiểu thôi!

    3/ Nào là “xát muốt hột” rồi “bị nhiễm độc”, tôi nghe mà phat ớn. Chắc là ai đó xài muối “made in China” nhiều dzữ mới bị nặng như dzậy! Xin can đi, Tám ơi! Vui lòng xem giải thích ở “mục 4 ba phần tư/”)

    4/ Trong bài báo Đất Hồ Ngàn Năm, Công Tử có viết Tản Đà Nguyễn Thiện Kế. Đúng ra là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi đoán chí là lỗi typo thôi.

    Còn bài thơ.”Quê cũ Minh Phi”? Trước khi ai đó hồ đồ phán rằng: “THẤT NIÊM”, xin mời đọc đoạn này:

    CUỘC CHIẾN PHÁ VỠ NIÊM LUẬT THƠ DIỄN RA KHI NÀO?
    Chuyện cũ viết lại Nguyễn Lâm Cúc

    Xảy ra lâu rồi, đã hàng trăm năm còn gì? Nhưng ngày nay chắc chắn có nhiều người chưa biết tường tận, vì lười tìm hiểu, vì không muốn biết, vì muôn ngàn điều khác…Trong số những người chưa biết ấy có tôi, vì vậy tôi viết lại bài viết này, trước hết là để thỏa mãn cái sự tò mò của riêng mình về một “lịch sử” từng gióng dã những hồi chuông chôn vùi cái cũ trong thơ, phá vỡ thể thơ niêm luật chặt chẽ và đẩy nền thi ca Việt Nam phát triển một bước dài.

    Theo nhà phê bình lỗi lạc nhất của nền văn học Việt Nam trong thế kỷ XX, và cho đến cả hôm nay nữa, đó là ông Hoài Thanh, thì lời tuyên chiến với niêm luật thơ, hay còn gọi là thơ cũ được ông Phan Khôi gửi đi vào tháng 3 năm 1932, trên tờ Phụ nữ tân văn. Sau phát súng đầu tiên ấy, hàng loạt nhà thơ đã hưởng ứng, đứng đầu là nhà thơ Lưu Trọng Lư, rồi nhà thơ Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Nhất Linh, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông, Vũ Hoàng Chương…Càng về sau, những người viết theo thơ mới càng đông, họ được người yêu thơ trong nước thời bấy giờ chấp nhận. Nhà phê bình Hoài Thanh miêu tả: ” Ông Phan Khôi hăng hái như một vị tướng quân, dõng dạc bước ra trận.” “Đem ý thật có trong tâm khảm mình tả bằng những câu có vần mà không bị bó buộc bởi niêm luật gì hết”

    4 rưỡi/ Ai đó quên mà lại biết chắc chắn người khác biết rõ thì quả là bó tay dot com!

    4 ba phần tư/ Sầu riêng, rau dấp cá có thơm ngon hay tanh thúi là tuỳ khẩu vị, sở thích của cá nhân. Không ăn được thì đừng có bảo là quái đản! Chỉ có trẻ con lên ba, chưa được học về phép lịch sự tối thiểu mới chê những điều mà nhiều người khác thích một cách thô thiển như vậy thôi! Bèn có Cóc Thi rằng :

    Không biết thì hỏi
    Dở thói đăm hơi,
    Bốc đồng chọt bậy
    Lòi răng sún kìa!
    (Con nít còn nhỏ quá thì kiểu gì cũng có răng sún do sâu hoặc bị thay răng)

  64. “Trước 1975, biển hiệu của phi trường này là Tân Sơn Nhứt, người nam thì ‘nói TRÚNG y như dzậy”, còn người bắc thì “bảo” là Tân Sơn Nhất “như thế mới ĐÚNG”. Tuy vậy nói phi trường “Tân Sơn Nhứt” hay “Tân Sơn Nhất” thì mấy anh Tây hay Ta tới Việt Nam đều hiểu tuốt luốt. Chỉ có mấy anh ở Sao Hoả mới đến hoặc trên trời rớt xuống địa cầu lần đầu, rồi ghé vô Xì Gòn là hổng hiểu thôi!”

    Đọc xong đoạn viết trên ” cảm khái gì đâu ”

    Cám ơn Anlocson .Chúc bạn vui khỏe .

  65. Chào tái ngộ bác Anlocson. Lâu lâu mới được đọc bài của bác ,mà bài nào cũng đầy tính thuyết phục và…giáo dục( xin lỗi phải xài tiếng vc để người sao hỏa dễ hiểu ) Như bài công dân giáo dục kỳ này của bác thiệt hay ,chắc cũng giúp ích cho người sao hỏa chút ít. Tôi lớn lên và sống ở Saigon(viết đàng hoàng kẻo người ta hông hiểu) chưa bao giờ thấy một người nào nói là không biết phi trường Tân Sơn Nhất ở đâu ,dù rằng là người Bắc hay Nam. Em bé lên ba cũng biết Tân sơn Nhứt là Tân sơn Nhất ,còn ai cố tình bới bèo ra bọ thì là một trong hai trường hợp sau : 1-Từ sao Hỏa mới xuống. 2-Người còn mang nặng đầu óc địa phương Nam Bắc. Chỉ khi nào người miền Nam kêu cái chất bài tiết ra ngoài là “Cứt” mà người miền Bắc lại kêu bằng “Cất” thì quả thật(thựt?) rầy rà to ,lúc đó đúng là phải cần đến “người ta” để tìm hiểu xem chữ nào là đúng !!

    Nhớ lại hồi mới(bị) giải phóng ,đâu được vài năm, bọn cộng ra cái điều đỉnh cao trí tuệ ,bèn đi một đường cài cách chữ nghĩa. Một trong những cái vừa thối vừa ngu của chúng là bắt thầy cô dậy học trò thay chữ ” Y ” bằng ” I “. Tình yêu thành Tình iêu ,_quốc sỹ thành quốc sĩ , v..v nhưng đến khi gặp các chữ như Thâm thúy ,Thúy đã đi dzồi thì có vấn đề. Để cứu vãn chúng bảo chữ nào không đổi được thì giữ nguyên. Vậy thì cải với cách làm chó gì cho nó mệt.Chẵng những không đơn giản mà lại tạo ra thêm rắc rối. Đúng là đỉnh cao trí tuệ !!!

    Trang nhà của công tử là trang web tự do ,ai cũng có quyền vào xem và bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa và văn hóa. Chứ cái kiểu viết “…mà một tên nhóc con trung học nào trước bảy lăm cũng biết cả ” chỉ cốt để mọi người biết rằng ta đây học rộng tài cao và ngầm ý là CTHD…dốt(!) khiến cho người đọc cảm thấy ngứa ngáy ,viết bậy vài hàng và bài thơ con nhái họa bài Cóc Thi của bác Anlocson như sau (là Nhái Thi nên dĩ nhiên là sai niêm luật ,mong người ta bỏ qua cho) :

    Cục CỨT hay là cục CẤT đây?
    Sơn Nhất phi trường NÊN không biết
    Sao Hỏa ta vừa mới xuống đây
    Thẩn thơ, thơ thẩn sai niêm luật
    Ta chỉ cho xem những cái sài ! (sai)

    Bồ chữ thế gian đầy một bụng
    Đựng bao lá mít đếm bằng tay ?

  66. Hoan hô bác Anlocson đã chịu khó bỏ thì giờ siêu tầm về “đèn khí đá”, và đã không quên nhét cái đèn khỉ gió này vào họng chú “nhóc con trung học trước bảy lăm” ngô quốc sỹ, nhờ mấy cục khí đá này may ra chú ấy mở mang chút ít kiến thức, vốn dĩ khá khiêm tốn!!

    Tôi mò trên Google mới biết thêm cụ Nguyễn Thiện Kế là em trai cụ Nguyễn Thiện Thuật, danh tướng chiến khu Bãi Sậy. Cụ NT Kế cũng là anh rể của danh sĩ Tản Đà. Như thế, mặc dù là lỗi typo, nhưng CTHĐ ghép Tản Đà – Nguyễn Thiện Kế tưởng cũng không lấy gì làm to tát lắm để cu ngô quốc sỹ bươi móc kỹ thế?

    Hôm nọ tôi vô tình bươi móc được mấy câu “thơ” khá ngộ nghĩnh trên mạng, vừa thất luật, vừa thất niêm lại quá ư là … thất đức!! Nhân chú nhóc ngô quốc sỹ thích nghiên cứu về niêm luật thơ đường, tôi xin chép lại để chú ấy rạch ròi mấy câu thơ này ra xem chỗ nào thất niêm, chỗ nào thất luật, chỗ nào phi nhân và thất đức.


    Tôi quyết trèo lên cổ giống nòi
    Văn nhân giai phẩm đánh không thôi
    Từ : Đang, Cao ,Thăng, tới Cầm, Tuân, Bão…
    Kìm kẹp tang thương trọn kiếp người

    Tôi buộc người dân sống đoạ đày
    Để tiền trượt giá, có như không
    Để người dân sống trong cùng khổ
    Không áo cơm, cù bất cù bơ

    Chú sỹ có thể đoán được “thi nô” nào làm ra những vần thơ “tuyệt tác”, có một không hai này!!

  67. Trả lời bác Nam Phuc :Còn ai trồng khoai đất này, tên cộng vẹo kiêm thi nô kiêm đồ tể “tố hữu” chính danh nguyen kim thành. Tên tội đồ ,kẻ gây ra vụ án Nhân Văn Giai Phẩm ,kẻ đầu tiên sản xuất và phân phát rọ mõm free cho đám văn thi sĩ Bắc kỳ. Tác giả kiêm tác thiệt những bài thơ nâng bi bợ đít lãnh tụ và Mao ,Xì. Người sáng lập ra trường phái bợ đít trong thi văn Bắc cộng hậu Nhân Văn Giai Phẩm.

  68. Chào các Bạn
    Bởi vì thê tróc tử phọc tối tăm mặt mũi nên hôm nay mới có chút ít thì giờ chui vào đây. Cám ơn các Bạn đã có một vài đóng góp. Sỹ tôi cũng có một vài ý kiến nhưng rất có thể khác với ý kiến trước đây của các Bạn.
    Về thơ mới.
    Đứng trên quan điểm văn học mà nhận xét thì nền thi ca Thơ mới đã âm ỷ từ lâu chứ không phải bùng phát đột ngột. Ở đây tôi chỉ kể rất Sơ Lược về những điễn tiến chứ tôi không kể Nguyên Nhân.
    Trên tờ Nam Phong tạp chí số 5 tháng 11 năm 1917 nơi bài bàn về thơ Nôm học giả Phạm Quỳnh đã cho là thơ cũ luật lệ phiền phức v.v..
    Trên tờ Đông Pháp Thời Báo năm 1928 mục Chương Đàm Thi Thoại trang 46 Phan Khôi đã đả kích táo bạo vào luật thơ cũ, nhất là luật thơ Đường.
    Trên tờ Phụ Nữ Tân Văn số 29 ngày 21 tháng 11 năm 1929 Trịnh Đình Rư có bài chê luật thơ Đường gò bó, phải tìm một hướng đi mới nhưng chưa ai Vẽ được cái mặt mũi thơ mơi nó như thế nào.
    Tờ Phụ Nữ Tân Văn số 122 ngày 10 tháng 3 năm 1932 đăng bài Tình Già Của Phan Khôi coi như bài thơ mới đầu tiên rồi thôi.
    Tháng 6 năm 1932 trên Phụ Nữ Tân Văn số 153 có đăng một bức thư của Lưu trọng Lư gởi Phan Khôi tỏ ý hưởng ứng và trách Phan Khôi đánh trống bỏ đùi…Thế là cuộc chiến thơ mói, thơ cũ bùng nổ…Lê Tràng Kiều bênh vự thơ Mới. Đẩu Tiếp bên vực thơ cũ v.v.
    Tản Đà cũng có vài bài thơ kiểu này trước cả bài Tình Già của Phan Khôi nhưng ông không cho là thơ mới nên không trình Làng. (Chương trình Đệ II “lớp 11” môn Quốc Văn có dạy về thơ Mới và sự hình thành)
    Còn về thơ “dịch” thì tôi chưa thấy một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật bằng Hán văn được dịch sang Việt văn cũng thất ngôn bát cú mà KHÔNG GIỮ LUẤT cả. ngoại trừ…(Hôm nay tạm đến đây, còn mấy mục khác tôi hẹn sau.)

  69. Có một điều khác biệt rất lớn giữ những người hiếu học, tức những người thực sự chịu khó học hỏi để mở mang kiến thức với những kẻ chỉ biết dùng sự học trong khuôn khổ bị ràng buộc là ĐẦU ÓC HẸP HÒI, THIỂN CẬN. Tệ hơn nữa, khi những gã hẹp hòi thiển cận này chỉ muốn xoi mói người khác bằng cái vốn kiến thức lôm côm của mình ĐẾN NỖI ĐÁNH RƠI CẢ LÒNG TỰ TRỌNG.

    Ông NQS,

    Xem ra ông cũng chịu khó ngồi phân tách luật “Pằng pằng trắc trác”của thơ Đường nhỉ!.

    Câu hỏi của ông làm tôi nhớ đến thằng con tôi khi mới lên bốn tuổi. Một buổi chiều cách đây gần hai chục năm, tôi chở cậu bé ra bến Bạch Đằng ngồi ăn kem hóng mát. Sau khi hỏi tôi về các loại xe cộ quan sát trên đường phố như xe đẩy (bán hàng rong), xe đạp, xe ba bánh, xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe cần cẩu,… Cha con tôi đã đối đáp:
    -Ba ơi, có phải cái gì có bánh tròn di chuyển được thì gọi là xe hông ba?
    -Ừa, đúng đó con!
    -Vậy tại sao con thấy cái đó (nó chỉ chiếc thuyền đang chạy trên sông) có bánh xe gắn đầy hai bên hông mà ba gọi là thuyền?
    -À…, (chú nhóc này còn nhỏ mà lắc léo dữ! Tôi nghĩ vậy). Mấy cái bánh xe đó chỉ là những cái vỏ xe hơi, xe tải hư cũ. Người ta gắn xung quanh để làm giảm hư hại vỏ thuyền khi cập bến hoặc khi lỡ va chạm với thuyền khác. Nó có bánh để làm chuyện chông va chạm chứ không phải để lăn đâu con….Thuyền là thứ dùng để di chuyển trên mặt nước. Ta không thể nhìn thấy bánh xe rồi bảo là xe.
    -À, con biết rồi. Máy bay có bánh xe nhưng chỉ để lấy trớn bay lên hay đáp xuống nên đâu có gọi là xe, hả ba?
    -Chính xác! Khi ta nhìn một sự vật, ta phải tìm hiểu rộng hơn. Chỉ nhìn một chi tiết rồi cho nói đại thì người ta chê cười là DỐT MÀ CÒN BÀY ĐẶT RA VẺ TA ĐÂY!

    Thôi, bây giờ tôi trở về nhận xét của ông đây. Thật tình là tôi chỉ biết về Cóc Thi chút đỉnh. Chứ còn về Đường Thi thì tôi chẳng rành, nên khi nghe ông phán, tôi sợ quá, bèn sục sạo trên mạng điện toán để tìm hiểu thực hư. Nay có được một số kiến thức về thơ như sau:

    Này, ông Sỹ!
    Chắc là sau khi chẻ bài thơ “Quê Cũ Minh Phi” của Công Tử ra rồi còng lưng phân tách theo luật bằng bắng trắc trắc gì đó của luật thơ Đường, ông thấy sái luật, nên mừng quá, vôi phán ngay là “thất niêm” chứ gì!

    Biết ông thuộc “dạng nhà ngâm cứu họ Hồ, tên Đồ”, Tôi đã gửi cho ông xem một lược trích về “CUỘC CHIẾN PHÁ VỠ NIÊM LUẬT THƠ DIỄN RA KHI NÀO?”của tác giả Nguyễn Lâm Cúc (NLC), để cho ông giảm bớt sự chi ly, nhặt mắt, nhỏ mọn mà mở mắt ra nhìn đời với một chút phóng khoáng. Thật tiếc là ông vẫn không chịu hiểu mặc dù đã có đọc qua.

    Khi ông viết: “Đứng trên quan điểm văn học mà nhận xét thì nền thi ca Thơ mới đã âm ỷ từ lâu chứ không phải bùng phát đột ngột…” rồi đưa ra một loạt sự kiện về thể “Thơ Mới”, hay còn gọi là “Thơ Tự Do”, tức là ông đã mặc nhiên công nhận điều tôi trích dẫn là đúng, là chính xác rồi.

    Tôi quay lại bài: ‘Cuộc chiến phá vỡ niêm luật”, (Trích) “Xảy ra lâu rồi, đã hàng trăm năm còn gì? Nhưng ngày nay chắc chắn có nhiều người chưa biết tường tận, vì lười tìm hiểu, vì không muốn biết,…” (Hết trích).
    Tôi thấy rằng tác giả NLC đã nêu ra dẫn chứng về sự kiện ông Phan Khôi với bài thơ mới. Ông NLC xem đây là phát súng đầu tiên, một dấu hiệu chính thức, sau khi cuộc giằng co đã trãi qua trước đó rất lâu:

    Không lẽ ngay từ câu đâu của ông NLC viết rõ như vậy mà ông chẳng chịu hiểu! Bởi vậy, khi ông nêu ra các sự kiện trước đó và tuyên bố là ông “không kể Nguyên Nhân” thì tôi biết là óc ông vẫn chưa phép cho ông hiểu!

    Một điều hết sức rõ ràng ở đây là, trong bài viết đó, tác giả Nguyễn Lâm Cúc KHÔNG HỀ NÓI ĐẾN NGUYÊN NHÂN của “Cuộc chiến phá vỡ niêm luật” mà CHỈ NÊU RA SỰ KIỆN và KẾT QUẢ rực rỡ của thơ văn hiện nay mà thôi.

    Ấy, vậy mà ông vẫn còn chưa chịu hiểu ý tác giả Nguyễn Lâm Cúc:(trích) “…vì vậy tôi viết lại bài viết này, trước hết là để thỏa mãn cái sự tò mò của riêng mình về một “lịch sử” từng gióng dã những hồi chuông chôn vùi cái cũ trong thơ, phá vỡ thể thơ niêm luật chặt chẽ và đẩy nền thi ca Việt Nam phát triển một bước dài…”(Hết trích).

    Ông NQS cho rằng: “Còn về thơ “dịch” thì tôi chưa thấy một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật bằng Hán văn được dịch sang Việt văn cũng thất ngôn bát cú mà KHÔNG GIỮ LUẤT cả. ngoại trừ…”. Tôi xin bổ túc thêm câu của ông cho đầy đủ ý: “…ngoại trừ mắt ông NQS đã đọc mà không thấy, thên phần trí óc ông NQS còn bị mù nữa!”

    Thôi được, tôi ráng lần nữa, đem một số trích dẫn khác về đây, với hy vọng mong manh rằng mình không phải mất công “đem nước đổ đầu vịt”.

    – – – – –
    Lời đối đáp của hai người mà tôi tin họ là nhà thơ :

    unghoadaphu
    Hi – người ta thường nói Dịch là Diệt , thực ra Dịch Thơ rất khó , thường thì tạm gọi là Phóng Tác , dựa trên cơ sở của bản gốc , dịch thơ thì lấy tiêu chí : Tín , Nhã , Đạt làm điểm tựa .

    Ngày trước các cụ Trần Trọng Kim , Ngô Tất Tố , Hoàng Tạo , Giản Chi vv thường dịch ” Nguyên Thể , Nguyên Vận ” , chủ về Tín , như vậy rất khó , rồi đến các cụ Đào Phương Bình , Nguyễn Văn Nguyên , Trần Văn Giáp , Bùi Văn Nguyên , Đặng Đức Siêu thì theo quan điểm Thoát ý , Thoát nghĩa , chủ về Nhã , lời văn có mượt mà hơn nhưng không giữ được hết Ý , Tứ của Nguyên Tác

    Chào huynh unghoadaphu,
    MacTheNhan cũng thấy bài cuối cùng rất hay . Xin chân thành đa tạ huynh đã cho lời bình rất chính đáng, ngày xưa các tiền nhân tài năng xuất chúng và rất “nghiêm” trong thi luật, mỗi từ mỗi câu đều rất chuẩn và sát nghĩa, còn ngày nay thì có lẽ vì hoàn cảnh, thời gian và sinh hoạt trong thế giới văn minh này nên ít còn ai giữ được thơ ý của các tiền nhân, chỉ làm 1 bài thơ có vần luật hay đọc xuôi tai đã là quý rồi .

    Rất mong các vị tiền bối, anh chị em cùng các bạn trong Hoa Sơn Trang sẽ là nguồn sáng cho lớp trẻ hiện nay tìm hiểu và tham gia nghiên cứu về thi phú cũng như được biết đến gia tài văn hóa mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế, và mong là nó không bị mai một vì thời gian . -Chân thành kính tạ

    Và đây là lược trích bài bình luận của David Lý Lãng Nhân:
    Bên Lề Bài Thơ Cổ Điển Nhất Chi Mai

    Bài Nhất Chi Mai là một bài thơ danh tiếng trong văn học cổ điển Việt Nam, được viết bằng chữ Hán, tức là chữ Trung Hoa (chữ Tàu, chữ Nho – Chinese script), không phải là ngôn tự Việt Nam. Bài thơ đó không viết bằng chữ Nôm (demotic script), một hệ thống văn tự đặc biệt của người Việt sáng chế với căn bản Hán tự hai thế kỷ sau để viết tiếng Việt. Người Trung Hoa không đọc được những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, như Truyện Kiều hay thơ Hồ Xuân Hương. Chữ Nôm chỉ được áp dụng rộng rãi kể từ thế kỷ thứ 13 trở về sau.

    Ngày nay bài thơ chữ Hán Nhất Chi Mai đã phiên âm ra chữ Quốc ngữ, và thế hệ người Việt hiện đại có thể đọc được, mà không nhứt thiết hiểu nghĩa, vì lẽ văn tự của bài thơ Nhất Chi Mai nguyên thủy là chữ Hán (chữ Trung Hoa). Ngược lại, người Tàu sẽ trực tiếp hiểu nghĩa ngay bài thơ Nhất Chi Mai nguyên tác vì đó là văn tự của họ. Tuy nhiên, người Trung Hoa Bắc Kinh sẽ đọc với giọng nói khác hơn người Trung Hoa Quảng Đông. Cũng vậy, người Việt có kinh nghiệm Hán học đọc thơ văn viết bằng chữ Hán sẽ hiểu trọn nghĩa, mặc dầu họ phát âm theo giọng nói người Việt.
    Những bài thơ viết bằng chữ Hán, tức thơ Hán-Việt, phải được diễn dịch ra Việt ngữ cho người Việt thường, không biết chữ Hán, hiểu nghĩa. Thơ Hán-Việt có thể được diễn dịch từng câu, hoặc thích nghĩa từng chữ. Thông thường người ta phỏng dịch nguyên bài thơ chữ Hán bằng một bài thơ chữ Việt (Nôm). Người có căn bản Hán học có thể dịch thoát ý không khó khăn lắm một bài thơ văn chữ Hán qua Việt ngữ, mặc dù ngôn ngữ giữa Tàu và Việt đôi lúc không có từ ngữ tuơng đuơng (equivalent) tuy gần gũi và văn phạm (cú pháp) cũng khác nhau. Giá trị của một bài thơ dịch Hán-Việt tuơng đối tùy thuộc kinh nghiệm và cảm quan của dịch giả và độc giả.
    Có một điểm cần ghi nhận là tiếng Trung Hoa rất cô đọng so với tiếng Việt. Do đó dịch thơ Tàu ra thơ Việt thường khi bị khó khăn trong sự diễn đạt hết nguyên ý và thi vị của bài thơ nếu phải gò bó trong thể thơ ngắn ngũ ngôn (5 chữ) như trong nhiều nguyên tác. Còn dịch thơ Tàu (Hán-Việt) thể ngũ ngôn 5 chữ bằng thể thơ thông dụng lục-bát 6/8 Việt nam thì tuơng đối rộng đuờng cho dịch giả diễn đạt hơn. Nhưng nếu không thận trọng, đôi khi lại đánh mất cái sắc thái trang trọng, cổ kính của văn chuơng cổ điển Hán-Việt.
    Thêm vào đó, có những điển từ (clichés, metaphors) hay thổ ngữ (idioms) Trung Hoa mà dịch giả cần phải cẩn thận khi dịch sát qua tiếng Việt (bằng thơ) để tránh ngây ngô, vô nghĩa, giảm mất ý đẹp nguyên thủy.
    Bài thơ Nhất Chi Mai được viết vào khoảng thời Trung Đuờng, nên còn phản ảnh lối thơ ngũ ngôn 5 chữ và kết bằng 2 câu thơ thất ngôn 7 chữ của thời đó. Vào thời Mãn Đuờng (cuối đời Đuờng) thơ Đuờng được qui lệ thành thể 7 chữ (thất ngôn) – 4 câu (tứ tuyệt), hay 8 câu (bát cú), và niêm luật bằng trắc cũng khắc khe hơn truớc (xem Luật thơ Đuờng trong phụ đính). Theo ý tôi dùng thể thơ Ðuờng luật 7 chữ để dịch bài Nhất Chi Mai ra Việt ngữ, thì rất thích hợp vì nó cho phép dịch giả rộng đuờng dùng chữ, khỏi bị gò bó trong câu thơ ngắn 5 chữ, đồng thời vẫn giữ được sắc thái cô đọng, trang nhã và hàm súc của thơ cổ điển Hán-Việt. Nhưng đây là một thử thách.
    Tôi đã dịch ra Việt ngữ bài Nhất Chi Mai bằng thơ ngũ ngôn 5 chữ, thể thơ của nguyên tác, bằng thể thơ Đuờng luật 7 chữ, và bằng thể thơ lục bát (6/8) để so sánh, xem bài dịch nào dễ nghe hơn và có thể giữ được ít nhiều cái hàm súc thiền vị của bài thơ nguyên thủy. Nhưng phải thú nhận là cho dù tôi có cố gắn bao nhiêu chăng nữa, tôi nhận thấy bài dịch nào của tôi cũng không thể gây được cảm xúc mạnh mẽ trong lòng tôi bằng nguyên tác Hán-Việt.
    Và đây là một lời bình khác về dịch thơ của tác giả Hiền Hoà
    Mỗi dịch giả sử dụng một lý thuyết riêng. Họ kiên quyết giữ vững lập trường và không chấp nhận những bản dịch trái với nguyên tắc của mình. Hệ quả là một nguyên tác có tới hàng trăm bản dịch khác nhau, còn độc giả băn khoăn không rõ bản nào trung thành với nguyên tác và giữ được tinh thần tác giả.

    Dịch giả Lê Bầu (từng dịch phim Tể tướng Lưu Gù, truyện Tân Liêu Trai, tiểu thuyết Phế đô và Thị trấn Phù Dung), đồng tình với quan niệm: “Dịch phải giữ được nguyên tác và tư tưởng tác giả”. Nhưng theo ông, có thể dùng lục bát VN thay cho cấu trúc tự do trong thơ Ricardo Boocran (El Sanvado) hoặc biến thất ngôn Đường luật và cổ phong thành tuyệt cú là tùy cảm nhận người dịch. Trái lại, Thái Bá Tân dịch thơ Rogiexvenxki (Nga) vẫn giữ nguyên kết cấu tự do có ngắt dòng. Ông không chấp nhận việc chuyển thơ tự do nước ngoài thành lục bát. Cái lý của ông là lục bát với kiểu ngắt nhịp chẵn và tiết tấu chậm sẽ làm mất tinh thần thơ phương Tây.

    Cuối cùng là bài thơ này của tui

    Hải Âu, chim Én chim Ưng
    Biết bay mà lại có chưn làm gì?

    Thưa rằng chưn để mà đi,
    Ngoài ra còn mỏ, còn bi nhiêu phần
    Cần gì chim cứ phải bay,
    Thưa,còn ăn uống, còn xoay tìm mồi

    Hổm rày đọc vẫn chưa tường
    Bây giờ trở lại, vẫn phường ngu ngơ!

    Cóc Thi

  70. Tiếp theo
    A xê ty len C2 H2 (26) (Chương trình hoá học lớp 8)
    A xê ty len là một chất khí. Muốn có A xê ty len người ta cho tác đụng nước với Cạc buya can xium Ca C2 theo phản ứng. Ca C2 + 2 H2 O = Ca (OH)2 + C2 H2. muốn có Cạc buya can xum (Cục khí đá, cục đất đèn) thì người ta nung đá vôi Ca O với than Cốc C trong lò hồ quang (Khoảng 1800 đến 1900 độ C) theo phản ứng Ca O + 3C = Ca C2 + CO. Cạc buya can xium có màu xám xậm, cứng như đá, đẻ trong thùng kín, để ngoài khôg khí hay nơi ẩm ướt là hư. Sau khi xài, Cạc buya can xium “tả” thành bột màu trắng đục giống đất thó mà lại để thắp đèn nên người Bắc gọi là đất đèn. Trước khi xài Cạc buya can xium trông giống cục đá, đổ nước vào nó thoát ra một chất khí, cái đèn đốt bằng chất khí (lấy từ “cục đá” Cac buya can xium) thì miền Nam gọi là đèn khí đá. Cục Cạc buya can xium này gọi là Cục Khí Đá (Ngộ thật, khí mà lại là một cục, thật đấy, không tin thì cú hỏi mấy ông thợ hàn “gió đá” mà xem) Tôi chưa được biết trong thiên nhiên lại có Mỏ Cạc buya can xium.
    Tân Sơn Nhất.
    Tân Sơn Nhứt là tiếng VNCH. Tân Sơn Nhất là tiếng VNCS. Chửi nó mà lại phải dùng “chữ” của nó thì thua nó đến Hai Lần lận.
    Nguyễn Thiện Kế
    Thú thực tôi không biết người bạn đời của thi sĩ Tản Đà tên gì, con cái vị nào. Hôm nay tôi được biết ông Nguyễn Thiện Kế là anh vợ ông Nguyễn Khắc Hiếu đo ông Nam Phục cho biết. Thực tình tôi không có gì thắc mắc về vấn đề này mà tôi lại thấy có một cái gì là lạ trong gia đình nhạc phụ Tản Đà. Vị nào biết rõ xin giải thích đùm.
    Nguyễn Thiện Kế là anh vợ Tản Đà. Nguyễn Thiện Thuật là anh Nguyễn Thiện Kế vậy NT Thuật cũng là anh vợ Tản Đà. NT Thuật sanh năm 1844. Tản Đà sanh năm 1889, như vậy Tản Đà kém ông anh vợ 45 tuổi. Giả sử bà Tản Đà bằng tuổi chồng thì bà cũng kém ông anh bà 45 tuổi. Có gia đình nào anh em tuổi chênh lệch nhau gần bốn con giáp không ? Tôi cũng vào trong mạng tìm thì rõ ràng họ viết NT Kế là anh vợ Tản Đà rồi tìm chỗ khác thì cụ Tú Nguyễ Tuy có ba người con là NT Thuật, NT Dương và NT Kế. Không nói là cụ có con gái.

    • [Trích Ngô Quốc Sỹ]
      … Hôm nay tôi được biết ông Nguyễn Thiện Kế là anh vợ ông Nguyễn Khắc Hiếu đo ông Nam Phục cho biết …
      [Ngưng trích]

      Người ta viết “… Cụ NT Kế cũng là anh rể của danh sĩ Tản Đà …” thì chú nq sỹ đổi từ “anh rể” thành “anh vợ” rồi sau đó viết tràng giang đại hải về sự chênh lệch tuổi tác vô lý của anh em ông Nguyễn Thiện Kế.

      Chú nq sỹ có cần được giải thích về sự khác biệt giữa “anh rể” và “anh vợ” không? Học sinh lớp 8 như chú đáng lẽ phải biết chứ!!

      • Các bác ạ , nói chuyện với loại người này , nói chuyện với đầu gối thích hơn .

  71. Ơ ! Tại sao lại có hình cái ông đeo kiếng ở sau chữ “Lớp” còn con số 8 nó chạy đi đâu mất rồi, vị nào biết tại sao lại sảy ra như vậy làm ơn chỉ đùm. Đa tạ

  72. Thân chào các bạn.Kính chào Công Tử Hà Đông.

    Tôi tính nín thở qua sông… tháng tư oan trái,nhưng hổm rày mỗi ngày vào thăm nhà CT chỉ được đọc “ý cò” của tên Ngô quốc Sỹ… lời văn xấc xược,múa bút trước mặt Phán Quan làm cho tôi đang nín thở bị xì…hơi nên cũng phải bắt chước mấy bạn NP,ALS,BK54…làm bảo vệ nhà CT mà mắng cho con cóc cắn quốc sỹ vài câu cho xã…tress.

    Quốc sỹ ! Đối với chúng ông (đệ tử của CTHĐ) chú mày chỉ là con cóc,nhái,ếch,ểnh ương đang cố phình bụng cho bằng con bò,tài “học cao,hiểu rộng” đem trích đoạn báo chí sách vỡ năm 1800, 1900 cố chứng minh “liêm nuật pằng pằng lóc chóc” của chú mày chỉ là trò hề sọt rác của mấy thằng hề bóng lại cái Hoài Ninh mí lại Đờm rãi Hưng…

    Mấy thằng khách không mời mà vào nhà, vào nhà mà còn bươi móc,rình rập nhà cửa,vợ con người ta (vụ phi trường Tân sơn NHẤT…Bạn ALS hiểu lầm ý của tên cóc cắn nqs (ngô quốc sỹ) nó bắt lỗi CTHĐ gõ sai chính tả…gõ chử NHẤT thay vì Nhất….cho nên bạn mất công giải thích cho cái đầu bã đậu nqs), thường là phải chạy ra khỏi nhà với chổi chà,chổi rán bay theo sau cái đầu không có chất…xám.

    Có mấy thằng tính tình cũng sình sình ương ương như thằng cóc cắn nqs văn không biết gõ,thơ không biết làm mà hay phê phán,bươi móc…khi bị mắng cho thì hay cãi bướng, trích đoạn báo này sách nọ, năm này tháng kia, ra cái điều ta đây là “nói có sách…”. Người miền Tây Việt Nam mình gọi là thằng mõ vều phạm văn đồng,bỡi vì cái mõ bị tát cho…phù mõ,vểu môi kinh niên mõm không bao giờ ngậm lại được cho bỏ cái tật “dốt hay nói chử…” Còn chưa mau mà xéo đi kẽo rồi cã mõm cã mõ cũng không còn đâu con ạ…!

    Kính chào Công Tử,thân chào các bạn.

  73. Gửi Ông Hoàng Hải Thủy,

    ( Đúng kiêủ cách À Monsieur (không theo kiêủ trân trọng, kính gửi v.v…no dear, non cher).)

    Tập tành xử dụng VPS và viết bài, tôi bất ngờ tìm ra trang web này của Ông, từ mấy năm nay, từ khi đọc đựơc câu nói xách mé của tên họ NGÔ hậu sanh khả ố ở Washington DC, mắng Ông là đồ xỏ lá ba que!

    Mà tôi (le moi non haĩsable) đoán tên đó là bắc kỳ con , tay sai của Việt Cộng dùng đánh phá những ai chống lại chúng.

    Đã tưởng nó cố tình sủa bậy để làm chạm tự ái của Ông, hòng Ông không còn mắng chúng nữa.

    Nay thấy Ông vẫn còn sáng tác đều, tôi mừng Ông vẫn vững tâm, không chấp nhất bọn mất dậy vô học…

    Tôi chấp nhân là tù , ngay từ ngày tự đưa đầu vào tròng, không bao giờ ăn bánh vẽ cuả chúng (caỉ taọ) không mong có một ngày về : sách của quan thầy chúng là tiêu diệt hết thành phần đối nghịch! (ở tù cho đến khi nào không còn nguy hại cho chế độ cuả chúng nữa thì tha về, có nghiã là đến lúc không còn đi đứng nổi nưã….

    Ý cuả tôi là viết thư ngỏ gửi cậy đăng trên báo Việt Nam để mọi người cùng đọc. Nay tìm ra trang web của Ông thì thôi vậy.

    Để chào chấm dứt, chỉ xin nói là biết đến tên Ông qua Đỉnh Gió Hú, Kiều Giang… 200 năm trước với Nho và Hán học thì có Kim Vân Kiều phóng tác từ Đoạn trường Tân Thanh…200 năm sau với Pháp văn thì có các thầy tôi phóng tác thơ của Lamartine , Musset…văn chương thì đã có Ông , đâu kém phần bất hủ!

  74. Kính gửi ông HHT, trong số SAÌGÒN NHỎ SÔ1243 Orange county, baì Thị Mịch Ngày Xưa, ông viết không biết “…ở ruộng đồng chiêm có nước, rạ có được lấy lên dùng để đốt không?…Rạ ở dưới nước làm sao cắt?” Xin trả lời, tuy rạ ở dưới nước, người dân quê vẫn có cách cắt rạ, họ dùng một dụng cụ gọi là cái A, có cán dài, hai cạnh chữ A là 2 lưỡi sắt như lưỡi cưa, rất sắc bén. Người xử dụng lội dưới nước cầm cán tre dài độ 10 ft. đẩy cái A nẳm trên mặt ruộng đi tới đâu là rạ bị cắt nỗi lên mặt nước, người ta thu lại đem phơi khô để đun bếp hoặc dùng để lợp mái nhà….Thị Mịch có gánh là gánh rạ khô, rạ ướt sũng nước nặng lắm sao gánh. Chúc ông vui khoẻ.

  75. Dạ cho con hỏi: nhân vật Philippe Lúa nằm trong tác phẩm nào ạ? Con cám ơn bác.

    P.S. nếu tiện, xin bác đừng post email của con lên website.

  76. Phúc đáp Bác Hoàng hải Thủy.
    Sáu nghề mà CS cấm tù cải tạo về không được làm tôi chỉ còn nhớ 4, mong ai còn thuộc bài góp thêm. Trước khi đổi vô Nam, cán bộ quản giáo còn nhắc lại. 6 nghề cấm gồm:
    1-Nghề làm thầy giáo.
    2-Nghề viết báo, viết sách.
    3-Nghề in ấn.
    4-Nghề hớt tóc.
    5-….?
    6-…..?
    Tôi khởi nghiệp đi học đại học Long giao. Trọn năm ra du học Hoàng Liên sơn: trại 7, liên trại 4 thuộc huyên Cẩm Nhân. Về học bổ túc trong Nam: trại B, Z30A. Nhà tôi ở ngay Ngã 3 Ông Đồn. Có điều lạ là khi ra trại, giấy phóng thich lại đề địa chỉ nhà vợ ở Sài Gòn mặc dầu lý lịch tôi khai đúng địa chỉ, Ngã 3 Ông Đồn, ấp Lập Thành, xã Gia Ray, huyên Xuân Lộc, Đồng Nai. Khi tôi về SG trình diện CA phường, bọn nầy bắt tôi trình diên hàng ngày, dọa đưa đi kinh tế mới. Chúng yêu cầu tôi nộp giấy ra trại, tôi chỉ nộp bản photo chúng không chịu, tôi cũng không chịu đưa bản chính, việc dằng co nầy gây căng thẳng, kẻ thiệt là mình. Tôi có ý định vượt biên, vả lại ông già vợ tôi rất rét khi thấy CA thường ra vô hạch hỏi tôi về địa chỉ cư trú bởi vậy tôi tính về đúng địa chỉ Ông đồn rồi tìm cách xàng xê vượt biên chứ ở SG phải trình diện hàng ngày không thể vắng mặt được. Tôi trở lại Z-30A xin đổi giấy xuất trại về địa chỉ Ông đồn, khi vô văn phòng trực trại tôi gặp ngay tên Lâm Râu, cán bộ trực trai B, y gặp và hổi tôi có chuyện gì vào đây, tôi bảo đi đổi giấy ra trại, y bảo đưa y coi, trầm ngâm giây lát y hỏi tại sao đổi, tôi chưa kịp trả lời thì y trở giọng gắt với tôi anh tưởng cầm được giấy về Sài Gòn dễ lắm sao, bao nhiêu người muốn không được, tôi thấy anh về miền quê khó sống với chính quyền địa phương nên vận động phòng quản lý cho anh về địa chỉ SG, bây giờ anh lại đổi địa chỉ, may mà anh gặp tôi và cho biết chuyện nầy, nếu gặp cán bộ khác, anh hại tôi, anh đưa tôi vào thế khó xử vì làm sai nguyên tắc, anh suy nghĩ lại thật kỹ rồi quyết đinh ngay, tôi sẽ đi đổi cho anh, tôi trả lời ngay nhờ C/B đổi cho tôi. Y bảo tôi chờ phía ngoài cổng, có ai hỏi thì chỉ nói vô tham C/B Lâm mà không được nói đi đổi giấy ra trại, nghe tôi dặn và nhớ cho rõ. khoảng nửa giờ thì y trở lại và đưa giấy mới cho tôi. Đến lúc nầy tôi mới hiểu tên Lâm Râu là người ngầm giúp tôi về SG thay vì về Long Khánh như địa chỉ đã khai. Sở dĩ y giúp tôi có lẽ tại suốt 3 năm ở Z-30A, tôi là người mà Lâm chuyên gọi hớt tóc cho y, có thể trong những lần hớt tóc Y có hỏi tôi muốn về đâu nếu được về và tôi nói ý đinh muốn về SG của tôi nên Y ngầm giúp. Đây là lý lịch trích ngang và đã thành khẩn khai báo.

  77. Kính chào Hoàng Tiên Sinh,

    Xin tiên sinh tường thuật lại diễn biến vụ nổ súng đêm năm xưa tại Nhà hàng Tháp Ngà (Tour d’Ivoire) góc mủi tàu đường Trần Hưng Đạo & Bùi Viện thời VNCH đã ghi lại 1 điểm son xác định chủ quyền VN của mình đối với phía người bạn (?) đồng minh (còn gọi là vụ Thiếu tá Nguyễn Viết Cần) đã hạ 2 lính quân cảnh Mỹ (M.P.) để kẻ hậu sinh này được biết rõ hư thực ra sao?

    Một người dân Sài Gòn.

  78. Cảm ơn Ba Tron đã cho link để vào đọc. Tại hạ xin bái phục quý vị Ba Tron đã thay mặt cho Hoàng Tiên Sinh dẫn giải riêng cẩu hỏi này cua Tu Thien Duc (Một người dân Sài Gòn). Bản thân tui cũng là một người dân SG lưu lạc lang thang trên mạng website để tìm lại Sài Gòn qua dĩ vãng. . Thành thật cảm ơn tất cả những ai đã cống hiến & đóng góp mọi dữ kiện moi từ trong kho ký ức của mình… để kễ, nhắc & hiệu đính lại từng khung trời kỷ niệm của Sài Gòn… Hai chữ “Sài Gòn” mến yêu mà giai cấp thống trị mới (VC) cố tâm tận diệt đỗi tên. Hôm nay Bon Trang rất vui vì ngẩu nhiên gặp được Ba Tron tai đây… Sài Gòn Muôn Năm!

    Một người dân Sài Gòn mất nước… (Ủa lạ chưa nước nào vậy kìa?!?… Đố biết?)

    • Ba Tron: Bon Trang nhận rõ 5/5… bắc bình sạt-li đang nhận được 1 đồng hương SG nữa là Nam Doc trên song thêm sắc không dây… Bon Trang hân hạnh chào Nam Doc.

      Xin giới thiệu với tất cả các bạn đang đọc trên trang này bài “Sài Gòn của tôi” (tác giả: Phan Hạnh) trong lúc tình cờ gặp trên network khi đang tìm chủ đề: “Viết cho Sài Gòn, viết về Sài Gòn năm xưa…” để “lùi về dĩ vãng với từng con đường, góc phố… của Sài Gòn (Hòn Ngọc Viễn Đông) vang bóng một thời…”như sau:

      Saigon Của Tôi
      Phan Hạnh
      ________________________________________

      Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai .. Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay .. Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi đây .. Saigon đẹp lắm Saigon ơi, Saigon ơi .. Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau .. Người xa thăm bến câu chào nói xôn xao.. Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui .. Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, Saigon ơi ..

      • Xin lỗi quý bạn đọc & tác giả!… Mới vừa kiểm lại paste, thấy thiếu phần cuối… nên gởi lại lần nữa: Saigon Của Tôi Phan Hạnh ________________________________________ Dừng chân trên bến khi chiều nắng chÆ°a phai .. Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay .. Nếp sống vui tÆ°Æ¡i nối chân nhau đến nÆ¡i đây .. Saigon đẹp lắm Saigon Æ¡i, Saigon Æ¡i .. Ngá»±a xe nhÆ° nước trên đường vẫn qua mau .. Người xa thăm bến câu chào nói xôn xao.. Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui .. Saigon đẹp lắm, Saigon Æ¡i, Saigon Æ¡i .. Saigon đẹp lắm, Saigon Æ¡i, Saigon Æ¡i! Bài nhạc của Y Vân. Tôi đoán ông cảm tác nó khi di cÆ° vào tới thủ đô của miền Nam. Ông viết bài nhạc bằng cảm nghÄ© chân thật của một người lần đầu tiên đặt chân tới Saigon hoa lệ. Ông ghi lại vào ký ức vài hình ảnh bắt mắt: một chiều nắng chÆ°a phai với muôn tà áo tung bay, dÄ© nhiên là của phái nữ, phố xá thênh thang nhộn nhịp ngá»±a xe nhÆ° nước áo quần nhÆ° nêm. Một nếp sống vui tÆ°Æ¡i chào đón người di dân mới. Y Vân đã nói giùm cho hằng triệu người di dân khác đến Saigon từ khắp nẻo đường đất nước. Thi sÄ© Bàng Bá Lân vừa vào Saigon cÅ©ng yêu thích tâm tình và nếp sống của người Saigon và cảnh đẹp miền Nam ngay qua nhiều bài thÆ¡ của ông, trong đó có những câu nhÆ°: Yêu xe thổ mộ xôn xao, Trên đường khúc khuá»·u đi vào miền quê; hoặc: Tôi yêu nắng lóa châu thành, Trận mÆ°a ngắn ngủi, gió lành hiu hiu. Thật vậy, Saigon chợt nắng chợt mÆ°a, phố phường lúc bấy giờ nhộn nhịp với tiếng vó ngá»±a lóc cóc trên mặt đường nhá»±a của những chuyến xe thổ mộ lót chiếu chạy các tuyến lộ trình Saigon ra khắp các vùng ngoại ô. Tôi cÅ©ng là dân di cÆ° trong khoảng thời điểm đó. Người di cÆ° đến từ miền Bắc, miền Trung, và họ cÅ©ng đến từ đồng bằng sông Cá»­u long nhÆ° câu hát Anh từ đồng quê đến; Tôi từ miền cát lên . Saigon đẹp lắm! Đúng hay sai? Đẹp hay xấu là tùy theo quan niệm riêng của mỗi người, một câu nghe hoài. Hình ảnh đứa con bao giờ cÅ©ng đẹp trong lòng một người mẹ, một câu khác nữa. NhÆ°ng đối với đa số thi nhạc sÄ© đã từng gắn bó với Saigon, họ Æ°a thích xem Saigon nhÆ° người tình hÆ¡n, vì chỉ có yêu người tình mới đê mê,thắm thiết, mãnh liệt, nồng nàn, da diết, lâu dài, suốt cả cuộc đời. Họ thích gọi Saigon bằng một tiếng “em” rung cảm. Tôi chết nhát, không dám gọi Saigon bằng em. Tôi sợ các vong hồn tiền nhân Saigon vặn cổ. Họ là những nhà tiên phong khai phá từ xứ Quảng miền Trung gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp dưới thời các chúa Nguyễn từ đầu thế ká»· thứ mười tám; hoặc là những thuyền nhân người Minh hÆ°Æ¡ng (vì thế mới bị gọi là Ba Tàu) đến từ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa (cÅ©ng lại Quảng nữa!). Họ là những Ông Lãnh, Bà Chiểu, Thị Nghè, Đỗ Hữu PhÆ°Æ¡ng, TrÆ°Æ¡ng VÄ©nh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trịnh Hoài Đức, Hui Bòn Hỏa,Nguyễn An Ninh, Lê Quang Định, Võ Tánh, TrÆ°Æ¡ng Tấn Bá»­u, Võ Di Nguy, Cha Cả Bá-Đa-Lộc, v.v. Vong hồn tiền nhân Saigon linh thiêng nhứt là Lê văn Duyệt. Nếu ông không linh thiêng thì tại sao người dân Saigon xây lăng mộ ông lớn nhất, tôn thờ ông nhÆ° một vị thần và hằng năm cúng lễ ông đông nhất để khấn nguyện xin ông phù hộ. Nếu bạn dám vỗ ngá»±c tá»± hào xÆ°ng là dân Saigon thứ thiệt thì ít nhứt một lần bạn phải đến viếng thăm lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt vào một ngày đầu năm để hái lộc, để bị khói nhang xông cay chảy nước mắt trong lúc chờ người yêu làm một quẻ bói xăm. “Lăng Ông”, “Vườn Ông Thượng”, không cần phải kể tên, người ta cÅ©ng biết “ông” là ai. Cái oai, cái vía của ông vẫn còn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân Saigon và đã trở thành bất tá»­, mặc dầu ông mất từ lâu lắm, năm 1832. Tuy Saigon ngày nay bị đổi tên, nhÆ°ng đối với người dân Saigon, làm sao ông Hồ Chí Minh được tôn kính bằng ông Lê Văn Duyệt. Là Tổng trấn thành Gia Định dưới triều vua Minh Mạng, dưới trướng còn có đứa con nuôi Lê văn Khôi gốc người Nùng dÅ©ng mãnh, còn có ông Hoành, ông Trấm hầu cận, Lê văn Duyệt tỏ ra là một nhà hành chánh giỏi tài tổ chức và quản trị, có đủ uy danh và đức độ, ai ai cÅ©ng nể vì, kể cả mấy ông vua Cao-Miên thuở đó. Với cây gÆ°Æ¡m Thượng-phÆ°Æ¡ng-kiếm của vua trao cho quyền tiền trảm hậu tấu, ông thẳng tay chém đầu kẻ tội, dù người đó là Huỳnh Công Lý, cha vợ của vua, ông cÅ©ng không tha. Ông có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, xây dá»±ng và phát triển Saigon. Trong khi triều đình Huế khắc khe áp dụng chính sách bài ngoại và bế môn tỏa cảng, ông đón nhận di dân nước ngoài, khuyến khích thÆ°Æ¡ng mãi và giao dịch, một mặt duy trì an ninh trật tá»± xã hội. Ông đáng được gọi là Người Sài Gòn Số Một. Saigon thu hút dân tứ xứ đến sinh cÆ¡ lập nghiệp kể từ đó và tiếp tục phát triển. NhÆ°ng danh hiệu Hòn Ngọc Viễn Đông – Le Perle de l’Extrême Orient, The Pearl of the Far East – mà Saigon có được vào đầu bán thế ká»· hai mÆ°Æ¡i phải nhìn nhận là do công của người Pháp. Sau khi toàn cõi miền Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1859, người Pháp muốn đặt nền móng hành chánh lâu dài nên ra sức canh tân thành phố Saigon, thiết kế đô thị theo kiểu mẫu kiến trúc Âu châu trong suốt 80 năm cho đến trước khi Đệ Nhị Thế Chiến. Saigon thu hút đầu tÆ° của giới kinh doanh kỹ nghệ Pháp cùng với sá»± đóng góp của kiều dân gốc Hoa, Ấn, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi, Ái NhÄ© Lan, Mã Lai, và nhiều nước khác nữa. Sau khi thá»±c dân Pháp hoàn toàn rút chân ra khỏi Việt Nam vào năm 1954, nhiều công ty tÆ° nhân của Pháp vẫn còn tiếp tục làm ăn ở Saigon: Denis Frères, Mitchelin, B.G.I., Mélia, Bastos, v.v. Tuy cách xa bờ biển gần một trăm cây số nhÆ°ng Saigon được xem nhÆ° là một hải cảng có nhiều Æ°u điểm chiến lược và lý tưởng vì mọi tàu bè viễn dÆ°Æ¡ng thời đó đều vào được. Saigon cÅ©ng mang đầy đủ đặc tính tiêu biểu của những thành phố cảng khác trên thế giới nhÆ° Marseille, New Orleans, Montreal, Thượng Hải; là nÆ¡i dân giang hồ tứ chiến dừng chân. Họ thuộc đủ mọi thành phần, từ những bậc vÆ°Æ¡ng tôn công tá»­ lắm bạc tiền cho đến những tay anh chị khét tiếng thuộc xã hội đen, những con buôn thủ đoạn nắm bắt thời cÆ¡ làm giàu, ăn chÆ¡i hưởng thụ, thích ứng và hài lòng với đời sống mới, xin chọn Saigon làm quê hÆ°Æ¡ng và gởi nắm xÆ°Æ¡ng tàn nÆ¡i đó. Hai mÆ°Æ¡i tám năm qua rồi, tôi chÆ°a nhìn thấy lại Saigon; hai mÆ°Æ¡i tám năm cách trở giữa tôi với thành phố mà nÆ¡i đó, tôi đã trãi qua lứa tuổi hoa niên thÆ¡ mộng và đáng nhớ nhất của cuộc đời mình. Hai mÆ°Æ¡i tám năm, một ná»­a phần đời đã qua, dài hÆ¡n phần đời còn lại. Hai mÆ°Æ¡i tám năm sống trên xứ lạ, tâm tÆ° thật nhiều nhớ nhung, vọng tưởng, thật nhiều hồi ức và hoài niệm về thành phố thân yêu đó. Hai mÆ°Æ¡i tám năm dõi mắt hướng về, lắng tai ngóng đợi, cố thu thập mọi diễn tiến xảy ra nÆ¡i vùng đất cÅ©, nÆ¡i đã in dấu biết bao ká»· niệm vui buồn. Tôi bước chân đến thành đô Saigon lần đầu tiên vào mùa bãi trường và nghỉ hè năm 1950, khi quái kiệt Trần Văn Trạch hay hát Con chim hòa bình đang đau nặng, Ngày và đêm càng thêm lo lắng. Thằng bé nhà quê sáu tuổi nhÆ° bị thôi miên trước Saigon hoa lệ, rá»±c rỡ ánh đèn, dập dìu xe cộ. nhÆ° đi lạc vào trong một thế giới mới lạ của chuyện thần tiên. Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui. Saigon đẹp lắm, Saigon Æ¡i, Saigon Æ¡i! Suốt mấy tháng cuối hè năm ấy, tôi mãi mê tiếp nhận những kinh nghiệm mới mẻ, đẹp đẽ và hấp dẫn đầy những hình ảnh và âm thanh quyến rÅ©, quyến rÅ© đến nỗi tôi quên cả nhớ nhà, nhớ bà ngoại, nhớ mẹ và đứa em nhỏ. Quyến rÅ© đến nỗi ba tháng trôi qua một cái vèo, và đã đến lúc tôi phải từ giã Saigon lần đầu tiên trong bịn rịn luyến tiếc. Không luyến tiếc làm sao được khi tôi đã được chiêu đãi nhÆ° một hoàng tá»­ bé trong suốt quãng thời gian đó. Tôi chỉ có vui chÆ¡i, dạo xem các thắng cảnh của thành phố, ăn ngon mặc đẹp, và tham dá»± vào những thú tiêu khiển giải trí thời thượng của cả người lớn nữa. Lúc bấy giờ tôi chÆ°a hiểu lý do tại sao tôi lại được cha tôi cÆ°ng chiều nhÆ° vậy và tôi cÅ©ng chẳng cần đi tìm một sá»± giải thích. Mãi về sau, khi đã trưởng thành thêm, tôi mới chứng ngộ được đầu đuôi sá»± việc. Tôi xin kể sau đây. Vì lý do an ninh và kinh tế, cha tôi một mình rời quê Mỹ Tho lên Saigon tìm công ăn việc làm, trong khi mẹ tôi và anh em tôi ở lại quê ngoại. Ông tìm được việc ngay, thÆ° ký kế toán cho Nhà Đèn Chợ Quán, tức nhà máy điện của đô thành. Thỉnh thoảng ông đáp chuyến xe lá»­a Saigon-Mỹ Tho (dài bảy mÆ°Æ¡i hai cây số, mất hai tiếng rưỡi đồng hồ) về quê thăm gia đình, mang theo nhiều quà cáp cho tất cả mọi người trong nhà, thường là các loại kẹo bánh Pháp nhÆ° chocolat Nestlé ổ chim, bánh hộp Bisquit, Lu, bÆ¡ Bretel, fromage La Vache Qui Rit con bò cười. Hè năm đó, ông không về mà chỉ nhắn tin gọi tôi lên thăm ông. Ông thu xếp với một người quen làm tài xế xe hàng chở dừa cho tôi quá giang lên Saigon, xong ông đến vá»±a bán dừa của người quen ở Chợ Cầu Muối đường Kitchener (sau nầy là đường Nguyễn Thái Học) đón tôi về nhà trọ ở khu Nancy (Chợ Quán). Đó là lần đầu tiên tôi đi xe điện chạy tuyến đường Saigon-Chợ Lớn dài sáu cây số và cÅ©ng là tuyến đường xe điện độc nhất của thành phố Saigon. Sau khi đã định cÆ° ở xứ cờ lá phong, trong mấy năm cuối của thập niên 1970, tôi đi làm mỗi ngày trên đường Queen St., thành phố Toronto, cÅ©ng bằng xe điện streetcar, y nhÆ° hai mÆ°Æ¡i tám năm trước đó ở Saigon. Về đến nhà trọ, cha tôi giới thiệu tôi với một phụ nữ trẻ khoảng độ hai mÆ°Æ¡i tuổi, bảo tôi gọi là Dì Ngân. Dì Ngân là người thành phố, tuy không đẹp lắm nhÆ°ng tánh tình dan dÄ©, tá»± nhiên, tá»± tin, hoạt bát, vui vẻ. Dì gọi tôi bằng con nghe ngọt xớt, xoa đầu tôi, cặp cổ tôi, bẹo má tôi, xem tôi nhÆ° một món đồ chÆ¡i. Dì chăm sóc tôi chu đáo, mua sắm quần áo, giầy dép mới cho tôi. Dì nấu ăn khéo, làm cÆ¡m ngon, mua thức ăn đắt tiền nhÆ° tôm càng rim, thịt bò xào dÆ°a cải, canh nấm đông cô. Dì Ngân có một người chị làm đào cải lÆ°Æ¡ng đoàn hát Hoa Sen của Bảy Cao, cứ vài ba đêm lại dắt tôi di coi cải lÆ°Æ¡ng ở rạp hát Nguyễn văn Hảo trên đại lộ Galliéni (Trần HÆ°ng Đạo). Vãng hát, cha tôi và dì Ngân còn dắt tôi đi ăn “xíu dề”, cữ ăn khuya theo thói quen của người Tàu Chợ Lớn, ở “La-Cai” (Lacaze, tức đường Nguyễn Tri PhÆ°Æ¡ng), thường là món cháo hoa ăn kèm hột vịt muối hoặc hột vịt bắc thảo ở một quán người Tàu, rồi mới về nhà. Những ngày cận Tết Trung Thu, tôi được dắt vô Chợ Lớn dạo phố, mua bánh, mua đèn. Cuối tuần, cha và dì dắt tôi đi dạo vườn Bờ-Rô (do chữ Pháp “pelouse”, sân cỏ, theo nhÆ° sá»± giải thích của nhà văn SÆ¡n Nam trong quyển bút ký Người Sài Gòn), tức Vườn Tao Đàn, coi người ta chÆ¡i boules (học giả VÆ°Æ¡ng Hồng Sển trong tác phẩm Saigon Năm XÆ°a gọi môn chÆ¡i thể thao nầy là “quần lăn”), một trò chÆ¡i thảy những trái banh bằng sắt cỡ vừa lòng bàn tay. Lúc khác nữa, tôi được dắt đi bát phố Catinat, Charner, Bonard (các đường Tá»± Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi sau nầy), xem phòng trÆ°ng bày xe hÆ¡i ô tô có các hiệu Citroen, Peugeot, Traction, xem xi-nê, ăn kem, mua bánh kẹo Pháp ( Thật không ngờ năm mÆ°Æ¡i năm sau, ngày nay tôi vẫn còn mua fromage hiệu La Vache Qui Rit ăn lai rai). Còn nữa, tôi được dẫn vô khu giải trí Đại Thế Giới ở Chợ Lớn, Kim Chung ở Saigon coi thiên hạ cờ bạc, trường đua Phú Thọ coi đua ngá»±a và coi thiên hạ đánh cá ngá»±a, người nào thua cháy túi thì coi nhÆ° bị ngá»±a đá. Một tình yêu mến nhÆ° lời hát câu ca. Để lòng thÆ°Æ¡ng nhớ bao ngày vắng nÆ¡i xa. Sống mãi trong tôi, bóng hôm nay sẽ không phai. Saigon đẹp lắm, Saigon Æ¡i, Saigon Æ¡i. Saigon một thời được tặng cho danh xÆ°ng Hòn Ngọc Viễn Đông kể cÅ©ng không ngoa. Tuy Saigon không đồ sộ bằng những thành phố lớn ở Bắc Mỹ, không cổ kính bằng những thành phố ở Ấu Châu, nhÆ°ng Saigon duyên dáng mỹ miều với những con đường rợp bóng cây, những công trường ngã năm, ngã sáu, ngã bảy đầm ấm nhộn nhịp, những dinh thá»±, phố xá và nhà ốc có nét kiến trúc yêu kiều. Saigon có một nền kinh tế phồn thịnh, nằm sát vá»±a lúa trù phú miền đồng bằng sông Cá»­u Long. Bến cảng Saigon có hải xưởng bảo trì và chỉnh trang tàu bè, là cá»­a ngõ mậu dịch với thế giới, là trạm tiếp vận cho hai nước Cao Miên và Lào. Tuyến đường hỏa xa dá»± định nối liền Saigon-Nam Vang chỉ mới thá»±c hiện đoạn đầu đến Mỹ Tho đã phải bị đình chỉ khi sá»± vận chuyển bằng xe hàng dễ khả thi hÆ¡n và đường hàng không lần lượt phát triển mạnh mẽ. Tâm tình người Saigon xuề xòa, không quá bon chen đua đòi, có làm có ăn, cầu vừa đủ xài và luôn luôn mở rộng tấm lòng đón nhận dân mới đến. Sau khi đã trở lại làng quê Long Bình Điền, quận Chợ Gạo để bắt đầu năm học mới, tôi tỉnh bÆ¡ nói ra cảm nghÄ© thật của mình về cha tôi, về cô tình nhân của ông là dì Ngân, về những ngày vui của tôi ở Saigon. Tôi nào biết điều đó đã làm cho mẹ tôi, ngoại tôi buồn lòng rất nhiều. Mỹ Tho cách Saigon chỉ có 72 cây số, sá»± giao-thông thuận tiện, có xe lá»­a, xe đò, xe lô chạy suốt ngày, tuy gần mà xa. Hèn chi tôi hay nghe cha tôi ngâm nga mấy câu thÆ¡: Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy, Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cÅ©ng xa. Viết thÆ¡ thăm hết nội nhà, Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em. Hoặc: Mười giờ tàu lại Bến Thành, Xúp-lê vội thổi, bộ hành xôn xao. Tôi cÅ©ng hay nghe mấy câu hát ru con Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu. Anh về anh học chữ nhu, Chín trăng em đợi, mười thu em chờ. Học chữ nhu, phải chăng ý nói hiền bớt lại, đừng nóng nảy cộc cằn, đừng mắng chá»­i em, đừng bạt tai em; hay chữ nhu do “chữ nho” nói trại ra, điều nầy hoàn toàn tôi không được rõ. Tôi lên Saigon lần thứ nhì để định cÆ° luôn vào cuối năm 1953 cùng với mẹ và em tôi. Tôi định khoe với đứa em trai chiếc xe điện chạy trên đường rầy, ở trên mui có cái đuôi dài móc dính lên giây điện, mỗi lần xe chạy, cái đuôi xẹt ra ánh sáng nghe lạch tạch. NhÆ°ng xe điện đã bị dẹp mất tiêu! Cha tôi mua một căn nhà trong hẽm 192 đường Đề Thám cho gia đình ở, đồng thời vẫn duy trì “phòng nhì” với dì Ngân trong khu Nancy. Lúc ấy cha tôi bắt đầu làm việc cho ngân hàng Banque Franco-Indochinoise trên đường La Somme, đại-lộ Hàm Nghi; ông có sắm một chiếc xe Mobilette để đi làm mỗi ngày ở Chợ CÅ©. Sau đó khá giả hÆ¡n nhờ có cao trào chuyển ngân qua Pháp, cha tôi sắm một chiếc xe hÆ¡i hiệu Fiat của Ý để đi chÆ¡i xa, về quê Mỹ Tho hái mận hồng đào, đi tắm suối Trị An ăn canh chua lá vang, tắm biển Gò Công ăn hột vịt lộn, biển VÅ©ng Tàu, Long Hải, đi Đà Lạt đồi thông, Nha Trang cát trắng, Ban-Mê-Thuột đất đỏ. Xóm 192 Đề Thám là một xóm lao động, đa số dân cÆ° trong xóm là phu phen, thợ thuyền, bạn hàng buôn bán lẻ. Cha tôi nằm trong thiểu số có ít vốn liếng chữ nghÄ©a, đi làm mặc áo sÆ¡-mi trắng, ôm cặp-táp, nên được lối xóm kêu bằng thầy TÆ°, vì mẹ tôi thứ tÆ°. Nhà trong xóm là nhà dãy san sát nhau, trệt, lầu lẫn lộn, có một vài gia đình người Tàu sống hòa thuận với chòm xóm người Việt. Xóm lao động dÄ© nhiên là đông đúc và ồn ào, suốt ngày nghe đủ loại những tiếng rao hàng. Một ông Tàu không rành rẽ tiếng Việt, đầu đội một cái nia lớn, vai đeo khung chân ghế xếp cất tiếng rao:”Bánh bò bánh tiêu bánh bò .Dầu-chá-quải bánh bò .Bánh bò lá dứa nước dừa .Mại dô mại dô .”. Một ông Tàu khác gánh cần-xé đi mua đồ lạc-xon rao:”Ve chai .Ai có xon nhôm nồi đồng hÆ° bể bán hôn .” . Một ông Tàu khác mặc áo có nhiều túi rộng phình, đi tay không rao:”Vàng vụn bạc vụn bán hôn. Răng vàng hÆ°, đồng hồ bể bán hôn”. Có ông gánh nồi nước bốc khói, tiết kiệm lời rao, hoặc ngượng nói tiếng Việt không rành, chỉ lắc một cái trống nhỏ nghe lung tung, người ta cÅ©ng biết ngay đó là ông thợ nhuộm. Ông mài dao thì quÆ¡ một xâu dài có nhiều miếng sắt móc dính với nhau; khi quÆ¡ phát ra tiếng kêu reng rẻng. Hai cha con ông bán mì thì chỉ cần gõ thanh gỗ “cắc cụp”. Vui nhất là ông Tàu bán thuốc trừ gián, chí, rệp:”Thuốc chí trừ chí, thuốc rệp trừ rệp”. Một lần người ta hỏi mua một gói thuốc trừ rệp, ông Tàu lục túi dết kiếm một hồi rồi lấy đưa ra. Người mua thắc mắc, “Sao tui mua thuốc rệp mà ông đưa thuốc chí?”, ông Tàu đáp tỉnh bÆ¡:”Thuốc chí chừ dệp cÅ©ng lược mà hầy lớ!” Người Việt bán hàng rong ít khi di chuyển mà chỉ thích quây quần lại một chỗ nhất định ở đầu hẻm, trước trường học, trước rạp hát, là những nÆ¡i có đông người qua lại. Số người đi dạo vào tận xóm trong qua từng nhà có một chị bán chè với tiếng rao trong trẻo lảnh lót Ai ăn chè bột khoai nước dừa đường cát hôn .nghe êm tai vô cùng. Ngoài ra còn có một chị bán sÆ°Æ¡ng sa hột lá»±u, một bà xỏ lỗ tai, một bà cắt lể, một ông vác hÆ¡i, một ông đấm bóp và mấy chú nhỏ bán cà-rem cây mang trên vai cái bình thủy nặng nề. Một cây cà-rem béo ngon lúc bấy giờ giá chỉ có năm cắc bạc và một tô hủ tiếu hai đồng. Những người bán dạo nầy dần dần giải nghệ hoặc cải tiến theo thời gian, theo sá»± biến đổi của luật tuần hoàn và theo sá»± đào thải của luật cung cầu. Hằng ngày, tôi đi học ở trường tÆ° thục Tiên Long, đường Cô Bắc cho đến hết lớp Đệ Tứ; sau đó học tiếp các lớp Đệ Tam, Nhị, Nhất trường HÆ°ng Đạo của thầy Nguyễn văn Phú (Cống Quỳnh), trường Trường SÆ¡n của thầy Nguyễn Sỹ Tế (Lê văn Duyệt), trường dạy Anh-ngữ của thầy Trần Việt Anh (Đinh Tiên Hoàng, Đakao). Tôi đi học ở Saigon trong mười một năm liền, rớt tú tài một mấy keo, tú tài hai thêm mấy keo nữa vì ham mê văn nghệ hÆ¡n là ham học các môn toán, lý hóa, vạn vật. SÆ° tổ chuyên trị thi rớt là Trần Tế XÆ°Æ¡ng (1869-1907) thi hÆ°Æ¡ng tám lần mà vẫn rớt có phán rằng Mai không tên tớ, tớ đi ngay. Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày. Tội nghiệp ông tú Vị Xuyên sinh bất phùng thời, có bằng tú tài mà không có Trường Võ Bị Thủ Đức để mà kiếm cái lon chuẩn úy le lói chÆ¡i, đành sống trong cảnh nghèo, làm thÆ¡ chua và mất sớm. Thi rớt, làm đúng theo lời sÆ° phụ, tôi đi ngay thật. Tôi đi ngay vào rạp hát xuất permanent ngồi suốt buổi sau khi không thấy tên mình trong danh sách thí sinh trúng tuyển…Vui chi khi chàng trai hỏng thi, Khóc nhÆ° cô thiếu nữ lúc bước đi về nhà chồng .Tôi đâu có khóc, mà cÅ©ng không thể khóc nhÆ° cô dâu về nhà chồng. Cô dâu buồn trong chốc lát rồi sẽ được vui nhiều, chớ người trượt vỏ chuối ở trường thi thì …buồn vào hồn không tên, thức giấc ná»­a đêm, thấy buồn sao là buồn! Những ngày nghỉ (nhiều lắm!), tôi lội nát quận nhì, quận nhứt, lan lên tới quận ba. Những con đường Hồ văn Ngà, Nguyễn văn Sâm, Lefèvre, Yersin, Calmette của quận nhì, tôi lội bộ qua đó đều đều để bắn me bằng giàn ná thun, để ăn vặt bò viên, bánh ướt tôm khô chả lụa, gỏi đu đủ bò kho, bò bía, phá lấu, má»±c luộc. Tôi đi coi “xiné” ở các rạp Khải Hoàn, Thanh Bình, Rex, Kinh Đô, VÄ©nh Lợi, Lê Lợi, Majestic, Long Phụng, Casino Saigon, Moderne Tân Định. Gần nhà nhất là rạp Đại Quang ngay đầu hẽm 192, Đề Thám. nhÆ°ng tôi chê vì rạp nầy chuyên hát phim Tàu, xem mặt cô đào Lý Lệ Hoa mãi củng chán. Xa hÆ¡n chút nữa có rạp hát Đại Nam trên đại lộ Trần HÆ°ng Đạo. Rạp nầy xịn lắm, với màn ảnh đại-vÄ©-tuyến, ghế nệm và có máy lạnh đàng hoàng. Đường Cô Giang gần Chợ Cầu Muối có rạp Diên Hồng, bên Bến Vân Đồn thuộc quận tÆ° có rạp Nam Tiến tệ hệ quá, nước đái khai rùm, chỉ đi coi một lần là dội ngược, không trở lại lần thứ hai. Thuở đó tôi mê coi phim chiếu bóng lắm. Phim Pháp chẳng có bao nhiêu, tôi chỉ nhớ phim Khỉ Đột Xin Chào Le Gorille Salue Bien do tài tá»­ Lino Ventura đóng, một số phim khác có hề “mặt ngá»±a” Fernandel , có kép đẹp Alain Delon, có các đào đẹp Catherine Deneuvre, Claudia Cardinale, Brigitte Bardot, v.v. Đa số là phim Mỹ với các tá»±a phim bằng chữ Pháp mới tức cười, chẳng hạn nhÆ° Le Soleil Se Lèves Aussi Mặt Trời Vẫn Mọc, Vallée de la Mort Thung LÅ©ng Tá»­ Thần, L’Auberge au Sixième Bonheur Quán Trọ Lục Phúc, L’Homme au Colt d’Or DÅ©ng SÄ© Súng Bá Vàng, Le Pont de la Rivière Kwai Cầu Sông Kwai, Bonjour la Tristesse Buồn Æ i Ta Chào Mi, Le Jour le Plus Long Ngày Dài Nhất, v.v. Tôi cÅ©ng mê coi cải lÆ°Æ¡ng nữa, thành thá»­ ra học dốt là phải!. Rạp Nguyễn văn Hảo ở ngay góc đường Trần HÆ°ng Đạo với Đề Thám, rất gần nhà, tôi đi bộ không đầy mười phút, là rạp tôi coi thường trá»±c. Rạp nầy thiết kế bên trong theo kiểu hí viện Âu Châu, cÅ©ng có hai từng balcon hình vòng cung, hai đầu vòng cung có các khu ngồi ngăn riêng cho khách xộp. Hai tuồng cải lÆ°Æ¡ng “Đoàn Chim Sắt” và “Mộng Hòa Bình” của đoàn hát Hoa Sen diễn cả tháng, tôi xem không biết là mấy lần. Tôi mê sá»± mới lạ của kỹ thuật điện ảnh, ánh sáng, âm thanh, cÆ¡ giới, mà ông bầu Bảy Cao với đầu óc sáng tạo, tiên phong đem áp dụng vào sân khấu cải lÆ°Æ¡ng. Tôi khoái coi ông thợ vẽ affiche bằng bột màu ngồi khòm lÆ°ng làm việc ngay một góc trước rạp. Về nhà, tôi cÅ©ng bắt chước kẻ ô vuông một tấm hình trong tạp chí rồi cọp-py lại trên một tờ giấy trắng lớn hÆ¡n. Sau rạp Nguyễn văn Hảo là Ngã TÆ° Quốc Tế góc đường Đề Thám và Bùi Viện, một khu vá»±c thiết thân của giới nghệ sÄ©, là nÆ¡i gặp gỡ của các ông bầu, soạn giả, họa sÄ© vẽ phông, ký giả săn tin, và các tay làm áp-phe văn nghệ.. Gọi đó là Ngã TÆ° Quốc Tế cÅ©ng xứng đáng, vì chỉ trong vòng tròn với đường bán kính vài cây số, có ba rạp hát cải lÆ°Æ¡ng và bốn rạp chiếu bóng thường tổ chức đại nhạc hội thi ca vÅ© nhạc kịch vào dịp cuối tuần hoặc vào những ngày lễ lớn. Đại nhạc hội nào càng có nhiều hề, tôi càng khoái đi xem. La Thoại Tân bô trai giả bộ anh khờ ngây thÆ¡, Túy Hoa xí xọn, Thanh Việt chuyên đóng vai đầy tớ, Thanh Hoài hiền ngoan vô tÆ°, Khả Năng chàng ngốc vai u thịt bắp , Tùng Lâm mỏ chuột ma lanh, Xuân Phát lên mặt dạy đời, Hoàng Mai nổi nóng gây sá»±, Phi Thoàn õn ẹo nhÆ° lại cái, Văn Chung cười băm lăm con dê hết xẩy. Nằm lọt trong cái vòng tròn đó là đường Bùi Viện, nổi tiếng là nÆ¡i tập trung những quán nhậu thuần túy đặc sản quê hÆ°Æ¡ng, và một quán cÆ¡m bình dân tá»±-phục-vụ self-service theo kiểu một cafeteria nằm ngay góc đường của ngã tÆ°. Cuối Đề Thám về hướng Bắc là ngã ba đường Phạm NgÅ© Lão, bản doanh của nhiều tòa soạn nhật báo, tuần báo, tạp chí. Phía bên kia đường rầy xe lá»­a là đường Lê Lai với rạp Thành Chung của đoàn Kim Chung, với nhiều cá»­a hàng cung cấp nhiều mặt dịch vụ khác nhau. Bến xe đò đi lục tỉnh Nguyễn CÆ° Trinh, Ga Xe Lá»­a và Chợ Bến Thành cÅ©ng nằm trong vòng tròn đó. Suýt soát hai mÆ°Æ¡i năm sống ở Saigon, tôi hay la cà ở cái ngã tÆ° đầy cám dỗ nầy. Ban đầu, tôi mê mẩn những giọng hát lời ca ngọt ngào nhÆ° mía hấp hoặc tài diễn xuất lôi cuốn nhÆ° nam châm của Út Bạch Lan, Thành Được, Thành Công, Kim CÆ°Æ¡ng, Ngọc Giàu, Văn Chung, Ngọc Nuôi, Việt Hùng, Bích Thuận, Bích SÆ¡n, Bạch Tuyết, Hùng Cường . Dần dần, tôi mÆ¡ mộng một thần tượng Thanh Nga tài sắc vẹn toàn. Tôi đã từng lén ra hậu trường để coi Thanh Nga sắm tuồng, thoa son dồi phấn. Đám tang của nghệ sÄ© Năm NghÄ©a, thân phụ của Thanh Nga, diễn ra trên đại lộ Trần HÆ°ng Đạo, tổ chức lớn lắm, người đi rất đông, tôi cÅ©ng có xem. DÄ© nhiên sau nầy khi đã vào lính và đã lập gia đình, tôi chỉ còn mÆ¡ mộng đến Ngã TÆ° Quốc Tế qua hình ảnh mấy món nhậu gà xối mỡ, cua rang muối, bò lúc lắc, lÆ°Æ¡n um xả, đùi ếch chiên bÆ¡, tôm gỏi ngó sen, đầu cá hấp, và mấy chai bia 33, bia con cọp mà thôi. Đại lộ Trần HÆ°ng Đạo là một trong những con đường huyết mạch, là trục giao thông chính nối liền Saigon với Chợ Lớn. Lề đường hai bên rất rộng, được che mát bởi hai hàng cây cao vút, thân to lớn, thẳng đứng, nhánh xòe mang nhiều trái có hình thù giống dái ngá»±a(?) nên cây bị đặt luôn cho cái tên khó nghe đó. Nghe vậy mà không phải vậy, vì theo tôi nhận thấy, thành phần nào của loại cây nầy cÅ©ng dễ thÆ°Æ¡ng hết. Tôi đã từng say sÆ°a ngá»­a mặt dang tay hứng đón những cÆ¡n mÆ°a hoa vàng đổ xuống trong khi gió lay lá reo xào xạc. Đến mùa trái khô, những trái hình quả lê hay quả bÆ¡ màu nâu láng năm cánh nở bung ra rớt xuống lề đường, tức thì cả đống hột có cánh đơn đồng loạt bay, vừa bay vừa quay mòng trông giống nhÆ° một màn đổ bộ của đoàn quân nhảy dù lÆ¡ lá»­ng trên không. Nhà phố hai bên rất khang trang, sầm uất, có nhiều cÆ¡ sở thÆ°Æ¡ng mãi, trường học công lập, hí viện, nhà thÆ°Æ¡ng, cÆ¡ quan chính phủ, giáo đường. Nhà thờ Tin Lành Saigon (nằm ngay góc Trần HÆ°ng Đạo/Đề Thám) cÅ©ng là nÆ¡i tôi hay la cà vì ham vui, nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh, được nghe ban hợp ca hát liên tiếp nhiều bài êm ả lỗ tai vô cùng (Đêm đông lạnh lẽo, Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá, trong máng lừa.). Tôi từng vào bên trong thánh đường ngồi chăm chú nghe rao giảng đạo của Đức Chúa Trời, được phát cho mấy tập bài giảng có nhiều hình vẽ rất đẹp. Lễ Quốc Khánh 26/10 hằng năm dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa nhiều lần được tổ chức trên con đường nầy với khán đài danh dá»± được dá»±ng lên trước trường nam tiểu họcTôn Thọ Tường. Tiếng trống, tiếng kèn của các ban quân nhạc vang vọng vào tận nhà tôi nghe rất rõ. Bài hát Suy Tôn Ngô Tổng Thống với những câu Ai bao năm từng lê gót nÆ¡i quê người . Cứu đất nước, thề tranh đấu cho tá»± do . đã bị bọn trẻ trong xóm tôi sá»­a lời lại là Ai bao năm từng lên gối nÆ¡i be sườn . Cú cái cốc ngồi chong ngóc trong cầu tiêu!. Sân trường Tôn Thọ Tường rộng lắm, được dùng làm nÆ¡i tổ chức hội chợ triển lãm hàng nội hóa mấy lần, có sân khấu và chÆ°Æ¡ng trình ca nhạc sống giúp vui. Tôi đã nghe ca sÄ© Việt Ần hát bài Hận Đồ Bàn ở đấy. Sân trường nữ tiểu học Phan văn Trị có trồng mấy cây chuối, cả bầy dế cÆ¡m làm ổ dưới gốc, tôi bắt mấy chục con cho ông hàng xóm dồn đậu phọng chiên nhậu chÆ¡i. Một lần khác, cà cuống bay về ngã tÆ° nầy rất nhiều lúc ban đêm quần theo ánh đèn đường sáng quắc và đâm đầu rớt xuống dưới chân cột điện, tôi lượm đem về cho mẹ tôi nướng để giầm vô nước mắm pha lấy mùi thÆ¡m. Trường Phan Văn Trị vào ban đêm biến thành Trường Bách Khoa Bình Dân Học Vụ dành cho học sinh người lớn trau giồi kiến thức văn hóa cho nên nhộn nhịp với đèn đuốc sáng trÆ°ng vui lắm. Cạnh rạp hát Đại Nam có lò bánh mì Vạn Kim của người Tàu hầu nhÆ° mở cá»­a suốt ngày đêm. Bánh mì ổ kiểu Pháp và kiểu Ý xuất phát từ lò nầy ra nổi tiếng ngon nhứt Saigon. Tôi hay ra lò bánh mì nầy mua vài ổ nóng hổi mới ra lò thÆ¡m phức đem về ăn với vịt quay, xá xíu mà cha tôi đã mua ở Chợ CÅ©. Vừa bước vào cá»­a và đứng ở quầy đặt hàng và trả tiền, tôi có thể nhìn thấy sau vách ngăn thấp có gắn kính trong suốt bên trên, những người thợ toàn là thanh niên trẻ đang nhanh nhẹn làm việc. Họ làm việc hầu nhÆ° suốt ngày đêm vì bất cứ giờ nào tôi lội bộ ngang qua đó cÅ©ng đều thấy. Họ mặc áo thun trắng, bụng quấn tạp-dề trắng, đầu đội nón nồi trắng, cả nước da của họ nữa cÅ©ng trắng luôn vì dính đầy bột mì và vì luôn luôn làm việc không có ánh nắng mặt trời. Họ làm việc trong im lặng, hai tay cá»­ động lẹ làng thoăn thoắt nhồi nhồi nắn nắn mấy cục bột rồi dùng một cây que thật dài bằng gỗ giống y nhÆ° mái chèo để đưa bột vào lò gạch, bên dưới lá»­a than cháy đỏ rá»±c. Xin mời bạn đọc một văn sau đây nói về con đường Trần HÆ°ng Đạo trích trong quyển tùy bút Thành Phố Trong Hồi Tưởng của Trần Hồng Châu, bút hiệu của giáo sÆ° Nguyễn Khắc Hoạch, người từng giữ chức Khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon trước 1975: Tôi vốn có duyên với đường Trần HÆ°ng Đạo. Đổi nhà mấy phen vẫn quanh quẩn trong lÆ°u vá»±c của dòng Trường giang thành phố đó. Tôi trầm ngâm nhìn ngoài bản đồ Saigon và trong tâm tÆ° để xác định những điểm “cao”, những địa linh rải rác khắp dọc “sông”. Đường Đồng Khánh hay Trần HÆ°ng Đạo nối dài, vùng các khách sạn Đồng Khánh và Thiên Hồng-Arc en Ciel-nhất định phải là hẽm Vu-sÆ¡n, Vu-giáp trong Tình sá»­ và Đường thi. Lòng đường bỗng dÆ°ng co hẹp lại, nhà cao tầng san sát, rập rình lớp lớp ngá»±a xe, từng hồi chao đảo, từng hồi nhấp nhô nhÆ° sóng nước Trường giang bị kẹp chặt giữa hai sườn núi đá chênh vênh. Luôn luôn âm u sÆ°Æ¡ng khói phủ, khói phù dung và phạn điếm giống nhÆ° những nét mịt mùng, đậm nhạt, rất thủy mặc của vùng cao-nguyên Tứ-xuyên, đầy lam sÆ¡n chướng khí và màu sắc u huyền. Luôn luôn chìm trong mênh mông màn khói thuốc lá thÆ¡m và hoang tưởng mùi phấn hÆ°Æ¡ng của nhạc chiều luân vÅ©, gần bên những Tân-Đào-Viên, những Bá-Lạc-Đài, những Đại-Thế-Giới của một thuở nào. Đây là nÆ¡i đã từng đốt cháy hÆ¡n một cuộc đời, đất hứa của những cảm giác lạ, những giấc mÆ¡ tình ái có nhiều mây và mÆ°a trong vÆ°Æ¡ng quốc của nữ thần huyền thoại. Đây là nÆ¡i, đúng nhÆ° trong những diễm tình tiểu thuyết cổ điển, ta có thể lên ngôi hoàng đế một đêm, để sớm mai lại lủi thủi đi bên lề đường, cô đơn, nhÆ° một Mại-du-lang đa tình, hay một thÆ°-sinh chÆ°a trọn giấc kê vàng sau buổi lạc đề thi ngoài cá»­a khuyết. Đi xa hÆ¡n nữa tới vùng Nancy, mang tên con gái êm đềm của một vang vọng tình cảm, là đường Cộng-Hòa, mà tôi tạm gọi là sông TÆ°Æ¡ng chảy vào Trường-giang. Tác giả Trần Hồng Châu còn nói rất nhiều nữa ( bảy trang giấy) về con đường Trần HÆ°ng Đạo mà ông ví nó nhÆ° một con sông chính có nhiều nhánh phụ chảy vào. Ông nhắc đến phía “hạ lÆ°u” của dòng sông Trần HÆ°ng Đạo có cái xóm Đề Thám của tôi với rạp hát Nguyễn văn Hảo, Ngã TÆ° Quốc Tế, một cách Æ°u ái. Ông gọi đó là “một vùng Giang, Triết phồn hoa”, “một trong vài tụ điểm của những người đẹp Saigon, một trong vài vÆ°Æ¡ng quốc của phụ nữ đô thành, của những cái gì đem lại một tấm linh hồn yểu điệu, nồng thắm cho trái tim miền Nam”. Ông khen cái khúc phố tôi ở có nhiều người đẹp, điều đó đúng, vì thằng bé mười mấy tuổi là tôi trong những năm cuối của thập niên 50 đã rong chÆ¡i cuối trời quên . học làm chứng cho ông. Tôi đoán chắc ông đã nhiều lần lân la ở phòng trà ca vÅ© nhạc Tháp Ngà (Tour d’Ivoire) nằm cùng một dãy với rạp Nguyễn Văn Hảo. ở đó thì khỏi nói, là nÆ¡i tụ họp của bao nhiêu ca sÄ© tân nhạc thời danh nhÆ° Kim Tước, Mỹ Thể, Bạch Yến, Bích Chiêu, Khánh Ngọc, người đẹp, quần áo đẹp, xe hÆ¡i đẹp, dân chÆ¡i cÅ©ng đẹp. Trai thanh và gái lịch nói cười rộn rã. Tiếng kèn saxophone, trombone, trumpet từ các cá»­a sổ trên lầu thoát ra vọng xuống đường mê hoặc. Những bóng đèn đủ màu chớp nháy chạy vòng khung bảng hiệu vÅ© trường nằm thẳng đứng càng làm cho môi son, má phấn, tóc mây trở nên thêm huyền hoặc. Gió mát của trời đêm thoảng mùi nước hoa Channel No. 5 mân mê tà áo gợi ngất ngây. Một vùng phồn hoa. Đúng quá phải không Người Tân Định? Thật ra cái gì cÅ©ng có mặt trái của nó. Người ta thường có quan niệm văn chÆ°Æ¡ng thì phải hoa mỹ, bàn rộng khai triển mặt tốt và lượt bỏ những nét tiêu cá»±c. Thành phố Saigon, dẫu mà khó thÆ°Æ¡ng, cÅ©ng vẫn là thành phố tôi đã lớn lên, đã sống, đã yêu, đã nuôi dưỡng tôi khôn lớn. Những nét xấu của nó không ít, nhất là cái xóm Đề Thám, rồi đến cái xóm Khánh Hội đã mang tiếng rất nhiều. Hai nÆ¡i đó có đầy đủ hết những tệ đoan của xã hội. Đề Thám có đĩ điếm, hút sách, cờ bạc, rượu chè. VÄ©nh Hội có du đãng, trộm cướp, đá cá lăn dÆ°a. Đã nói Saigon là thành phố có đầy đủ đặc tính của một thành phố bến cảng tất nhiên phải hiểu cái tốt và cái xấu cùng hiện hữu song hành bên nhau. Tôi không ca ngợi cái xấu, nhÆ°ng tôi cÅ©ng không nhắm mắt chối bỏ sá»± có mặt của nó. Xã hội nào cÅ©ng có mặt phải thắp sáng hào quang và mặt trái bị tránh né bỏ quên. Một thành phố tân tiến ở Bắc Mỹ cÅ©ng không ra khỏi ngoại lệ nầy, cÅ©ng có khu sang trọng, khu bình dân, cÅ©ng có những vấn nạn khó giải quyết và tệ đoan xã hội. Thành phố nước văn minh tân tiến có lường gạt kiểu tinh vi hiện đại; Saigon chậm tiến lường gạt kiểu cò con. Dọc theo tường ngăn ga xe lá»­a Saigon đầu đường Phạm NgÅ© Lão, vào những năm cuối của thập niên 1950, tôi thấy có mấy người Thượng người Mường, gia tài chỉ có một cái gùi, ngồi xổm bán thuốc dân tộc gia truyền trị bệnh tầm bậy và tà ma. Tôi bị họ níu lại một lần. Tuy nói tiếng Việt không rành bằng một giọng khó nghe, nhÆ°ng họ rất kiên trì giảng giải về mức công hiệu của thuốc. Trước hết, họ kêu hoặc ngoắc một khách bộ hành dừng lại rồi làm giọng nhÆ° thÆ°Æ¡ng hại nhÆ° thế nầy:”Chà! Cậu em đang bị bịnh nặng lắm đó! Da xanh, mặt mụn, cổ ốm cao nhòng! DÆ°Æ¡ng khí đi đâu mất hết! Di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, linh tinh! Hay là bị thÆ° bùa ngải gì rồi! Lại đây, lại đây. Tui có thuốc nầy hay lắm! Ma lai trên rừng mà còn phải chịu thua! Có năm đồng thôi. Uống vô bảo đảm một tháng sau là hết! Không hết lợi đây tui trả tiền lại!” Dù trước đó chÆ°a xanh mặt nhÆ°ng nghe họ phán xong, tôi cÅ©ng phải xanh vì sợ. Định bỏ đi thì bị níu lại:”Tui chỉ muốn cứu người làm vui, nếu cậu không có năm đồng thì trả tui hai đồng cÅ©ng được, miễn là cậu hết bịnh!”. Thằng nhỏ vốn cả nể nên mất toi hai đồng cho yên thân. Gói thuốc thì quăng luôn xuống cống. Mấy ngày sau đi ngang qua đó thì các thầy thuốc “dân tộc ít người” kia cÅ©ng đã chuồn đi chỗ khác! Đọc phóng sá»± Hà Nội Lầm Than của ký giả Trọng Lang, tôi mới biết nÆ¡i chốn thủ đô ngàn năm văn vật cÅ©ng có mặt những người Mường ngồi vÄ©a hè xóm Khâm Thiên bán thuốc trị bệnh kín cho các gái nhẩy nghèo. Trên khúc đường Đề Thám giữa Trần HÆ°ng Đạo và Cô Bắc có mấy tiệm may áo dài sát liền nhau, khách hàng thuộc phái đẹp dập dìu. Nhà may Hạnh Dung rất nổi tiếng trong giới nghệ sÄ© cải lÆ°Æ¡ng. Bà chủ có hai cô con gái tên Hạnh và Dung, trạc tuổi tôi. Tình nhân của bà chủ là nghệ sÄ© Thành Công, hay đến đó lắm. Mỗi ngày đi học, tôi bắt buộc phải đi ngang qua tiệm may, chạm mặt hoài. Một lần không biết vì lý do gì, em trai của tôi và em trai của Hạnh và Dung đánh lộn. Bạn trai của Hạnh cÅ©ng nhào vô chÆ¡i đòn hội chợ. Em tôi chạy về nhà kêu tôi tiếp cứu. Tôi nổi máu anh hùng, quên mất tấm thân ròm, cùng em tôi chạy trở lại chiến trường hỏi tội “bọn côn đồ” và đấm đá một trận với thằng bạn trai đáng ghét của Hạnh. Sau đó tôi mới biết nguyên nhân chỉ vì em tôi đi ngang qua tiệm may và bị bọn chúng chọc ghẹo, em tôi tức quá đáp lại vỏn vẹn hai tiếng “công ngủ”, thế là bị đánh! Tưởng nhÆ° vậy đã yên, ai dè sau đó ít lâu, một bữa bọn tôi ba đứa gồm có chú Mười tôi, thằng Kiệt em tôi và tôi đi học lội bộ về ngang qua đó, lại có chuyện xảy ra. Ba chị em Hạnh, Dung đi học trường Tây cÅ©ng vừa về tới nhà bằng xế hộp Peugeot 403. Hạnh Dung mặc đồ đầm bước xuống xe, tôi mới đưa mắt liếc một cái thì con chó berger từ trong tiệm may phóng ra sủa mừng bọn chủ. Chú Mười tôi (chú út, nhỏ hÆ¡n tôi mấy tháng) thích chọc chó hÆ¡n là ngó gái nên dậm chân giả bộ gừ gừ. Con chó quay qua, thằng em tôi sợ chó cắn nên chạy, hai chú cháu cÅ©ng chạy luôn, thế là con chó chạy theo và ngoạm vô ống giò của tôi một phát rách da chảy máu, báo hại tôi phải nghỉ học ngày hôm sau để cha tôi chở đi viện Pasteur chích ngừa bịnh dại. Tôi bị lụi kim vô bụng cả chục mÅ©i, đau còn hÆ¡n chó cắn. Ngã tÆ° Đề Thám – Cô Bắc có hai tiệm nước (bán cà-phê, hủ tiếu) chéo góc nhau tây-bắc và đông-nam, góc tây-nam là phông-tên nước công cộng, góc đông-bắc có trường tÆ°-thục Tiên-Long. Trường nầy rất có uy tín, với ban giáo-sÆ° tên tuổi giàu kinh nghiệm, cỡ tuổi ba mÆ°Æ¡i mấy trở lên, phân ná»­a đã già. Pháp văn lúc bấy giờ vẫn còn là sinh ngữ chánh; thầy Đồng văn Nam với dáng người hom hem xổ tiếng Pháp nói với học trò, bắt học trò quỳ gối lia chia nhÆ°ng vô cùng tận tụy với nghề nghiệp, luôn luôn tá»± đánh máy bài giảng (cours) trên giấy pelure phát cho học trò. Tôi ngồi gõ keyboard bài viết nầy mà hình dung lại cảnh ông phải lụm khụm đánh máy chữ nhiều lần, mỗi lần từng xấp sáu tờ giấy mỏng có lót xen kẽ năm tờ giấy than được dùng đi dùng lại, tôi thấy tội nghiệp cho ông quá. Thầy Hồ Công Mến dạy hóa học cÅ©ng là kỹ sÆ° ở Pháp về, đầu tóc bạc phÆ¡, luôn luôn thắt cravate mặc complet màu ngà giống nhÆ° một Trần Văn HÆ°Æ¡ng. Thầy Lê Thọ Xuân cao gầy dạy Sá»­ Địa là một học giả vừa dạy học vừa làm quản lý nhà in Maurice in sách cho nhà xuất bản Phạm Văn TÆ°Æ¡i nên thân với học giả Nguyễn Hiến Lê, khuyên học trò chúng tôi nên mua cuốn bút ký phóng sá»± Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười của Nguyễn Hiến Lê mà đọc. Thầy TÆ° Mã Lộ dạy Việt văn chắc cÅ©ng gần sáu chục, mặt đen, mang kính cận dầy, rất ngọt ngào với đám học trò, gọi đứa nào cÅ©ng bằng con hết. Thầy Phong dạy vật lý tÆ°Æ¡ng đối còn trẻ, dáng dấp cao lớn khỏe mạnh. Thầy Đông lai Tây, trắng trẻo, mắt sâu, tóc dợn sóng, dạy Anh-văn sinh-ngữ hai bằng quyển L’Anglais Vivant, sau đó mới đổi qua English for Today theo chÆ°Æ¡ng trình mới của Bộ Giáo Dục. Thầy Trần Hiếu Trung dạy vẽ phát họa bằng bút chì, thật chậm và thật kỹ, mỗi tuần chỉ có một giờ làm tôi sốt ruột. Tôi chỉ lo kẽ ô hình mấy minh tinh Doris Day, Linda Blair, Vivien Leigh, Debbie Raynold, Audrey Hepburn, Jayne Mansfield, và cóp-pi lại bằng màu nước để tặng cho tụi bạn gái trong lớp. Thầy dạy nhạc là nhạc-sÄ© Văn LÆ°Æ¡ng, tác giả của những bản nhạc Tía Em, Má Em, Anh Đi Giữa Trời Xuân, Thao Thức, Nhìn Theo Xe Hoa, Tiếng Hát Trên Ngàn, Giấc MÆ¡ Không Đến Hai Lần, Tình Không Biên Giới, Người Yêu Của Tôi, Yêu Không Nói, Em Vẫn Là Hoa Khôi Thành Phố, Trăng Với Tuổi Trẻ, v.v. Thầy Văn LÆ°Æ¡ng nhỏ con thôi, vậy mà ông lái một chiếc Harley Davidson đồ sộ, máy nổ rầm rầm, đúng là nghệ sÄ© chịu chÆ¡i; trong khi những ông thầy khác đi dạy bằng xe tắc-xi, xe xích-lô đạp, xe Mobilette mà thôi. Dường nhÆ° trường Tiên Long là một ổ cách mạng, một tiểu tổ đảng phái hay một chi nhánh hội kín làm chính trị, vì cứ lâu lâu lại có một ông thầy biến mất, lâu lâu lại có công an mật vụ xuất hiện ở văn phòng nói chuyện với ông hiệu tr
  79. Bớ 2 anh Ba Tron & Bon Trang!.. Cho tui tháp tùng theo 2 anh nghe!.. Vì tui cũng là dân Sài Gòn đây… Cảm ơn Hoàng Tiên Sinh & tất cả những ai đã một thời gắn bó hoặc lưu dấu Sài Gòn… đã đi qua đời mình với biết bao kỷ niệm… của Sài Gòn, thủ đô nước VNCH (miền Nam VN) một thời vang bóng “Hòn Ngọc Viễn Đông”… Mong được kết nghĩa đào viên với 2 anh: Ba Tron, Bon Trang. Đây là Nam Doc đang lắng nghe… Nghe rõ: 5/10… chờ nghe trả lời:5/…(?) . Ỉ cha, tự nhiên sao lại nhớ văng vẳng đâu đây lời ca: “…Mình có 3 người vui kiếp sống tha hương (?) đứa này ở lưng trời (?) thì đứa khác ra khơi… (xin tất cả lượng thứ, lâu qua quên mất tên bài ca & tác giả… và nhớ không hết lời. Mong bạn nào biết tham gia cùng. Cảm ơn.

    • Moi bac NamDoc xem loi tu thu cua con ca ke TCS ngay 30/4 tren dai phat thanh saigon

      Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chào mừng ngày độc lập và thống nhất

      Trịnh Công Sơn
      Nguồn: vinhhao.info
      ——————————————————————————–

      Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở Miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mà mơ ước của tất cả chúng ta đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này cũng như những điều mơ ước (của) các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất (thì) hôm nay chúng ta đã đạt được những kết quả đó. Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng Miền Nam Việt Nam này hãy … và hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời Miền Nam Việt Nam.

      Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước. Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này là đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước của chúng ta. Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đến đây… những cái thái độ hoà giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để mà ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Uỷ ban các mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng Miền Nam Việt Nam này.

      …gặp tất cả các anh em ở trong Uỷ ban Cách Mạng Lâm thời. Hiện tại chúng tôi đang ở đài phát thanh Sài Gòn. Và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng để đến đây góp tiếng nói, để lên tiếng để tất cả mọi gười đều yên tâm và tôi xin tất cả các anh em sinh viên, học sinh của Miền Nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau; khóm phường đều kết hợp chặt chẽ để đón chờ Uỷ ban Cách mạng lâm thời đến. Xin chấm dứt.

      Tôi xin hát một bài. Hiện tại ở trên đài thì không có đàn guitar, tôi xin hát lại cái bài mà Nối vòng tay lớn. Hôm nay, thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết.

      “…Rừng núi dang tay nối lại biển xa…”

      Neu thich doc nguyen bai viet va nghe giong Vi Xi cua con cac ke mang ten Son, xin bac vao:

      http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7613

  80. Kinh thưa Bác,

    Cháu đọc bài Bác viết về những ngộ nhận khi đọc những bài Lá Dieu Bông, … và Bác có bảo sẽ viết tiếp một bài sau khi đọc bài viết của nhà thơ Trần Dần và Nguyễn Chí Thiện kể về Hoàng Cầm. Cháu muốn tìm đoc bài ấy . Xin Bác chỉ cho biết đăng ở đâu .
    Ki;nh chúc Bác luôn viết khỏe và hấp dẫn.

  81. Kính gửi ông Hoàng Hải Thủy

    Xin vào đề ngay kẻo mất thì giờ của Quí Vị

    -Đại Hội nhà văn VN mới diễn ra từ ngày 04-08-2010 tại Hànội,có nhiều sự kiện xẩy ra vừa có tính cách RỌ MÕM đáng phỉ nhổ của các “”văn nhân thi sĩ” của cộng sản, vừa có tính cách “khôi hài ĐỂU” của cái đại hội này………!

    Mong rằng chúng ta sẽ được đọc những thông tin hay hơn ,đặc sắc hơn cũng như những ý nghĩ và nhưng bình luận của ông cùng những người quan tâm hoạc đau khổ vì các ông “văn nhân thi sĩ RỌ MÕM” của hệ thông XHCN /VM

    Trân trọng

  82. Gửi Ông Hoàng Hải Thủy,
    Hình như từ rất lâu tôi không có tin tức gì của Ông. Nhân dịp có được website này, tôi viết mấy giòng thăm ông về sức khỏe, sức viết và sức……..nhớ nữa. Mong nhận được hồi âm. Best regards, Dương Quý Phi

  83. K/g bác Hoàng Hải Thủy,

    Lâu lâu ghé qua thăm thấy bác viết vẫn còn phong độ như thuở nào. Cháu nhớ bài bác viết về chuyện dịch thuật thật tài tình.

    Kính chúc bác vui và khỏe,

    Hoàng Hạc

  84. Thân gửi chú Hoàng Hải Thủy;

    Lúc SG lọt vào tay bọn CS, cháu đang học tại SG năm thứ nhất ĐHọc, cứ tưởng là mãi cho đến cuối đời mình sẽ ở với chế độ CS nên lúc đó cháu tuyệt vọng lắm. Nỗi khổ vật chất thì còn chịu đựng được, Nhưng bị ngột ngạt, bí bách về mặt tinh thần thì mới là đáng kể. Hồi đó cháu cứ tiếc hùi hụi là đã không kịp xem hết những phim thinh hànn hồi 74, 75 như “Love Story, Cleopatra, vũ điệu trong bóng mờ, v.v. vì bận học thi. Còn sách báo thì nào là tuổi ngọc, tuổi hoa, truyện Nhã Ca, hoặc ngày nào cũng chờ coi ‘Thuyền tình, Tình mộng’ của Hoàng Hải Thủy vv….đăng mỗi ngày trên báo..Vậy mà đùng một cái, đứt phim..Vì tin tức bưng bít nên mãi sau ra nước ngoài cháu mới biết về số phận của chú và những nhà văn mà cháu mến mộ. Gần đây cháu có đọc một bài viết ngắn của chú về chuyến đi ra miền Bắc rồi vào Nam bằng máy bay để viết phóng sự hồi 54, có những chi tiết rất mới lạ và thú vị đối với những người đọc như cháu . Vì ngay cả thế hệ của cháu củng chưa hiểu nhiều về cuộc di tản từ Bắc vào Nam, cũng không cảm nhận được “nỗi lòng người đi”, mãi đến khi trải qua những năm ở với CS thì mới thấm thía câu: Ai chưa ở với CS thì không bao giờ hiểu được, ai đã ở với CS thì không bao giờ quên được”. Giờ đây khi gặp những sinh viên du học ở Úc, mà hỏi đến thì các em đó nói không biết Hoàng Hải Thủy, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Erich Maria Remarque..là ai hết..Cháu cảm thấy …đau khổ vì cái sự ngu dốt của bọn nó quá chú ạ… Cháu viết thư này để cám ơn chú đã có những áng văn tạo niềm cảm hứng cho thế hệ của cháu (thú thật hồi đó cháu cũng từng mơ..mình sẽ viết văn như..hoàng hải thủy, hihi..), mong được đọc tiếp các truyện của chú. và xin cầu chúc chú sống lâu sống khoẻ để còn nhìn ‘chế độ CS đang giãy chết’ phải không chú. Kính thư. Cháu Phương.

  85. Trang Cánh Thép đang post bài “Khóa 21 SVSQ Quân Y hiện dịch” cho biết ĐT Hoàng Cơ Lân,khi làm CHT Trường Quân Y có cho tổ chức những buổi nói chuyện cho SVSQ mở mang kiến thức., ” một số nhân vật nổi tiếng được mời thuyết trình,Nhà văn Hoàng Hẳi Thủy diễn thuyết về ” Y sĩ và Văn nghệ” Không hiểu Bác HHT còn nhớ kỷ niệm này không ?

    • Nov. 26. 2010. Than gui Swan42. Cam on da nhac chuyen xua. Trong cuoc toi noi chuyen o Truong Quan Y nam 1974 co Swain42 khong? Trong so quan y si toi ay co Tuan Voi, Y si Ngo The Vinh. Toi se viet ve Ky niem nay, HHT

  86. Kinh CTHD,
    Tuan Voi la Y Si Vu Ngoc Tuan, ban hoc Trung Hoc cung voi toi. Toi moi gap Tuan Voi nam 2009 khi ve VN choi. Tuan da retire roi. Khong biet sao CTHD lai biet Nick Name nay
    Kinh
    Tien Phung

Leave a reply to Vincent Sou Cancel reply